Luật Dân sự

Người kháng cáo chết Tòa có tiếp tục giải quyết vụ án dân sự không?

Người kháng cáo chết Tòa có tiếp tục giải quyết vụ án dân sự là thắc mắc của nhiều người. Bởi vì khi một người chết thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự của người đó cũng chấm dứt. Tuy nhiên không vì thế mà Toà đương nhiên quyết định kết thúc quá trình giải quyết vụ án dân sự. Để tìm hiểu trường hợp nào người kháng cáo chết thì đình chỉ xét xử phúc thẩm, trường hợp nào thủ tục phúc thẩm vẫn diễn ra, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Phiên tòa giải quyết vụ án dân sự

Phiên tòa giải quyết vụ án dân sự

Quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về kháng cáo

Chủ thể có quyền kháng cáo

Các chủ thể dưới đây có quyền kháng cáo để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật:

  • Đương sự;
  • Người đại diện hợp pháp của đương sự;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện

Cơ sở pháp lý: Điều 270 và Điều 271 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thời hạn kháng cáo

Tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thời hạn kháng cáo như sau:

  • Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Còn trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
  • Đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 7 ngày kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
  • Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.

>>> Xem thêm: Quy trình thụ lý và giải quyết kháng cáo bản án sơ thẩm

Mẫu đơn kháng cáo trong tố tụng dân sự

Mẫu đơn kháng cáo trong tố tụng dân sự

Hướng giải quyết khi người kháng cáo chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm

Đối với quyền và nghĩa vụ được chuyển giao

Trong trường hợp người kháng cáo chết khi đang tham gia tố tụng liên quan đến quyền, nghĩa vụ về tài sản thì vụ án dân sự đó sẽ được giải quyết như sau:

  • Trường hợp có sẵn người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì đưa người thừa kế đó tham gia vào tố tụng;
  • Trường hợp chưa có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
  • Trường hợp không có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì Toà án vẫn tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án, tài sản thắng kiện của đương sự đã chết sẽ thuộc về Nhà nước.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; khoản 1 Điều 288 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; điểm a khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015.

Đối với quyền và nghĩa vụ không được chuyển giao

Căn cứ khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng, không có quy định khi đương sự chết thì quyền, nghĩa vụ về nhân thân của người đó được thừa kế.

Do đó, trong trường hợp người kháng cáo chết khi đang tham gia tố tụng liên quan đến quyền, nghĩa vụ về nhân thân thì Toà quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 289 và điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

>>> Xem thêm: Khi nào một vụ án dân sự bị đình chỉ vĩnh viễn

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khi đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

Nội dung tư vấn

Với đội ngũ luật sư đầy tận tụy, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng dân sự, chúng tôi sẽ cung cấp đến khách hàng dịch vụ tư vấn khi đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự với các nội dung sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề đương sự chết trong tố tụng dân sự;
  • Tư vấn hậu quả pháp lý khi đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Tư vấn quy định pháp luật về xác định người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;
  • Hỗ trợ thực hiện đưa người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng vào trong tố tụng dân sự;
  • Đại diện ủy quyền thực hiện các thủ tục theo yêu cầu của khách hàng;
  • Đại diện ủy quyền tham gia giải quyết các thủ tục tố tụng dân sự với cơ quan nhà nước.

Trên đây chỉ là một số dịch vụ cơ bản, tuỳ vào yêu cầu của khách hàng, thông tin mà khách hàng cung cấp và theo quy định pháp luật phạm vi tư vấn sẽ khác nhau. Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn và luật sư hỗ trợ trực tiếp.

Chi phí dịch vụ

Chi phí dịch vụ sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ, bản chất của từng vụ án và yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi sẽ thông báo chi phí cụ thể cho khách hàng sau khi nhận được hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ án và yêu cầu tư vấn của quý khách hàng. Mức phí này sẽ được ghi trong trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có phát sinh các vấn đề mới dẫn đến phí dịch vụ thay đổi thì mức phí sẽ cập nhật vào phụ lục hợp đồng.

Luật sư tư vấn khi đương sự chết

Luật sư tư vấn khi đương sự chết

Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự mà người kháng cáo chết thì Tòa vẫn tiếp tục giải quyết phúc thẩm đối với vụ án liên quan đến quyền, nghĩa vụ về tài sản. Còn đối với vụ án liên quan đến quyền, nghĩa vụ về nhân thân thì Tòa đình chỉ giải quyết phúc thẩm vụ án. Nếu bạn cần tư vấn hướng giải quyết đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự hãy liên hệ với Luật sư dân sự để được tư vấn một cách chi tiết thông qua số hotline: 1900.63.63.87.

Bài viết liên quan kháng cáo dân sự có thể bạn quan tâm:

4.7 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 756 bài viết