Luật Dân sự

Thủ tục hòa giải lao động và đối thoại tại nơi làm việc

Thủ tục hòa giải lao động và đối thoại tại nơi làm việc sẽ được áp dụng khi có mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. Thủ tục này giúp giải quyết triệt để, giải quyết tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quý độc giả về nội dung này.

Thủ tục hòa giải lao động và đối thoại tại nơi làm việc

Thủ tục hòa giải lao động

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Theo quy định tại Điều 188 của Bộ Luật lao động 2019 thì trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu

Người lao động gửi đơn lên hòa giải viên lao động để được xem xét, xử lý yêu cầu

Bước 2: Tiến hành hòa giải

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, hòa giải viên lao động phải thực hiện và kết thúc việc hòa giải.

Phiên họp hòa giải phải có mặt các bên tranh chấp, hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên.

Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bê thương lượng và tiến tới thống nhất

Bước 3: Lập biên bản hòa giải

Trường hợp hai bên thỏa thuận thống nhất được phương án hòa giải, hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

Bước 4: Gửi biên bản hòa giải

Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

>>>Xem thêm: Thủ tục hòa giải trong tranh chấp lao động

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể

Trình tự hòa giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy định Điều 188 của Bộ luật lao động 2019. Biên bản hòa giải thì phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể.

Đối với tranh chấp mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định của Bộ luật lao động 2019;

Yêu cầu Tòa án giải quyết

thủ tục hòa giải tranh chấp

Thủ tục hòa giải tranh chấp

>>>Xem thêm: Hòa giải có phải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự

Đối thoại tại nơi làm việc

Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại Bộ Luật lao động 2019 là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Đối thoại tại nơi làm việc và hòa giải lao động là hai hình thức có mục đích xây dựng mối quan hệ trong lao động. Tuy nhiên, hai hình thức này được luật quy định với vai trò bản chất khác nhau được áp dụng trong các trường hợp khác nhau trong mối quan hệ lao động. Khác với hoà giải lao động, đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Trường hợp tiến hành đối thoại tại nơi làm việc

Điều 63 Bộ Luật lao động 2019 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong những trường hợp:

  • Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
  • Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
  • Khi có những vụ việc sau xảy ra:

Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

  • Trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Khi xây dựng phương án lao động;
  • Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động;
  • Thưởng;
  • Ban hành nội quy lao động;
  • Tạm đình chỉ công việc.

Nội dung tiến hành đối thoại tại nơi làm việc

Điều 64 Bộ Luật lao động 2019 quy định, nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63.

Theo đó, nội dung đối thoại bắt buộc theo vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật lao động 2019

Ngoài những quy định trên, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:

  • Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
  • Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
  • Điều kiện làm việc;
  • Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
  • Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
  • Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

nội dung tiến hành đối thoại

Nội dung đối thoại tại nơi làm việc

>>>Xem thêm: Tư vấn luật lao động

Luật sư tư vấn thủ tục hòa giải lao động và đối thoại tại nơi làm việc

Luật sư có thể tư vấn và hỗ trợ trong thủ tục hòa giải lao động và đối thoại tại nơi làm việc bằng cách cung cấp các dịch vụ và hành động sau:

  1. Tư vấn pháp lý: Luật sư có thể giúp bạn hiểu rõ quy trình hòa giải lao động và đối thoại, quyền và trách nhiệm của các bên, và các quy định pháp luật liên quan. Họ sẽ giải thích các quyền và lợi ích của bạn và đảm bảo bạn hiểu rõ các quy định và quy trình áp dụng trong trường hợp của bạn.

  2. Đại diện và tham gia cuộc họp đối thoại: Luật sư có thể đại diện cho bạn và tham gia vào cuộc họp đối thoại với các bên liên quan, bao gồm cơ quan chức năng và đại diện của nhà tuyển dụng. Họ sẽ tìm hiểu về vấn đề của bạn, chuẩn bị các yếu tố chứng cứ, và bảo vệ quyền lợi và quan điểm của bạn trong cuộc thảo luận.

  3. Lập các văn bản pháp lý: Luật sư có thể giúp bạn lập các văn bản pháp lý cần thiết trong quá trình hòa giải và đối thoại, bao gồm việc viết đơn yêu cầu hòa giải, viết thư hồi đáp và viết thỏa thuận hòa giải. Họ sẽ đảm bảo rằng các văn bản này được chuẩn bị chính xác và bảo vệ quyền lợi của bạn.

  4. Đàm phán và giải quyết tranh chấp: Luật sư có thể tham gia vào quá trình đàm phán và giúp bạn tạo ra các giải pháp hòa giải và thỏa thuận có lợi cho bạn. Họ có thể đưa ra các đề xuất, đánh giá các lựa chọn pháp lý và hỗ trợ bạn trong việc đạt được một thỏa thuận công bằng và hợp lý.

  5. Đại diện trong các thủ tục pháp lý: Nếu các vấn đề không thể giải quyết thông qua hòa giải và đối thoại, luật sư có thể đại diện cho bạn trong các thủ tục pháp lý liên quan, chẳng hạn như khiếu nại đến cơ quan lao động, tòa án lao động hoặc các cơ quan chức năng khác.

Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Thủ tục hòa giải lao động và đối thoại tại nơi làm việc. Quan trọng là liên hệ với một luật sư chuyên về lĩnh vực lao động và pháp luật lao động để nhận được tư vấn pháp lý cụ thể. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật lao động chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

5 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết