Luật Dân sự

Giao dịch kinh doanh nhà ở có sẵn được thực hiện như thế nào

Giao dịch kinh doanh nhà ở có sẵn được thực hiện như thế nào là câu hỏi pháp lý cần lời giải đáp từ các luật sư. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phát triển, nhà ở có sẵn không chỉ là nơi sinh sống mà còn là một phần quan trọng của đầu tư và kinh doanh. Để thực hiện giao dịch này hiệu quả, Chuyên tư vấn luật cung cấp đến quý khách hàng quy định pháp luật về vấn đề trên ở bài viết này.

Giao dịch kinh doanh nhà ở có sẵn

Giao dịch kinh doanh nhà ở có sẵn

Điều kiện để cá nhân, tổ chức kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật

Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản được quy định tại Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 (sửa đổi bổ sung 2020) và Điều 5 Nghị định 02/2022/NĐ-CP cụ thể:

Thứ nhất, đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản thì phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã trừ trường hợp thứ hai.

Thứ hai, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật chi tiết như sau:

  • Cơ quan, tổ chức thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do phá sản, giải thế, chia tách;
  • Cơ quan, tổ chức bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê mua bất động sản là tài sản công;
  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (AMC), công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án bất động sản đang được dùng để bảo lãnh, thế chấp nhằm thu hồi nợ;
  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng để xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xử lý tranh chấp, khiếu nại, tố cáo;
  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu hợp pháp, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình;
  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng bất động sản do mình đầu tư xây dựng mà không phải là dự án đầu tư xây dựng bất động sản để kinh doanh.

Chủ thể được cho phép kinh doanh nhà ở có sẵn không trái với pháp luật sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định theo pháp luật hiện hành.

Điều kiện để nhà ở có sẵn được đưa vào kinh doanh bất động sản

Để nhà ở được đưa vào kinh doanh bất động sản cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 như sau:

  • Có đăng ký quyền ở hữu nhà gắn liền với đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với nhà có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở;
  • Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Nhà ở có sẵn được cho phép giao dịch kinh doanh khi nhà ở thỏa mãn đầy đủ các điều kiện được quy định theo Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành.

>>Xem thêm: Điều kiện kinh doanh chung cư mini

Điều kiện nhà ở được kinh doanh

Điều kiện nhà ở được kinh doanh

Trình tự thực hiện giao dịch kinh doanh nhà ở có sẵn

Để thực hiện giao dịch kinh doanh nhà ở có sẵn, các bên trong giao dịch cần phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục như sau:

Hồ sơ

Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 thì khi thực hiện giao dịch người bán, người mua cần phải cung cấp những giấy tờ pháp lý sau:

  • Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (đối với bên bán);
  • Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân; Giấy tờ tư cách pháp lý chủ đầu tư (đối với bên bán và bên mua);
  • Văn bản thỏa thuận tài sản riêng chung của vợ chồng khi bán nhà đất (bên bán nếu đã kết hôn).

Thủ tục

Căn cứ Điều 120 Luật Nhà ở 2014 có quy định trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở theo các bước như sau:

Bước 1: Đàm phán hợp đồng bán nhà

  • Các bên tham gia giao dịch mua bán nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán bằng văn bản.
  • Hợp đồng mua bán nhà ở bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin đề nghị cơ quan nhà nước Giấy chứng nhận

  • Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Trường hợp mua nhà ở của chủ đầu tư dự án; thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua; trừ trường hợp bên mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó; thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.

Chủ thể trong giao dịch kinh doanh nhà ở có sẵn phải tuân thủ theo trình tự thực hiện được quy định như trên để đảm bảo quá trình thực hiện giao dịch được an toàn và tuân thủ pháp luật.

Tư vấn, hỗ trợ pháp lý kinh doanh nhà ở có sẵn

Nhằm giúp quý khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch kinh doanh một cách nhanh chóng và không trái với quy định của pháp luật, Chuyên tư vấn luật xin cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ như sau:

  • Tư vấn thủ tục mua bán, tặng cho, thuê, nhà ở có sẵn;
  • Hồ sơ, thuế và lệ phí phải thực hiện khi thực hiện các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc cho thuê nhà, công trình xây dựng;
  • Tư vấn chuyển nhượng hợp đồng cho thuê mua nhà, công trình xây dựng;
  • Soạn thảo tài liệu phục vụ cho việc kinh doanh nhà ở có sẵn;
  • Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục đăng ký sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Tư vấn về kinh doanh nhà có sẵn

Tư vấn về kinh doanh nhà có sẵn

Để đưa nhà ở có sẵn vào kinh doanh thì nhà ở đó phải thuộc những bất động sản được phép đưa vào kinh doanh và đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định. Như vậy, các quy định liên quan đến giao dịch nhà ở trong kinh doanh bất động sản đã được chúng tôi đề cập ở bài viết trên. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc, xin vui lòng liên hệ Chuyên tư vấn luật hoặc thông qua số hotline 1900.63.63.87 để được luật sư dân sự hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Bài viết liên quan giao dịch nhà có thể bạn quan tâm:

5 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 953 bài viết