Luật Dân sự

Thủ tục trích lục khai tử trong vụ việc Tố tụng Dân sự

Thủ tục trích lục khai tử là quy trình pháp lý để lấy lại bản sao của văn bản khai tử của một người đã qua đời. Thủ tục này thường được thực hiện khi bản sao của văn bản khai tử gốc đã bị mất hoặc hỏng, và cần thiết để xác định quyền lợi pháp lý hoặc thực hiện các thủ tục hành chính khác. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quy độc giả về nội dung này.

Thủ tục trích lục khai tử

Trích lục khai tử 

Để hiểu rõ về trích lục khai tử, cần phân tích về nội dung của khai tử và trích lục hộ tịch như sau:

  • Khai tử là thủ tục pháp lý nhằm xác nhận sự kiện và xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó. Khi một cá nhân chết đi, người thân sẽ có trách nhiệm phải đăng ký khai tử cho người đó. Kết quả của thủ tục đăng ký khai tử đó là giấy chứng tử.
  • Căn cứ khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

Như vậy, trích lục khai tử là văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới hình thức sao y dữ liệu sổ quản lý hộ tịch trên một địa phương nhằm xác định tình trạng mất của một cá nhân. Giấy trích lục khai tử giống như “bản sao’ của giấy khai tử và có giá trị pháp lý tương đương giấy khai tử.

Căn cứ pháp lý: khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014

thủ tục khai nhận di sản thừa kết tại văn phòng công chứngTrích lục khai tử

Ai có quyền yêu cầu cấp trích lục khai tử?

Về thẩm quyền yêu cầu cấp trích lục khai tử hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể. Tuy nhiên, ở các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng có các điều khoản quy định liên quan. Cơ bản giấy trích lục khai tử là bản sao được trích lục từ giấy khai tử. Vậy, căn cứ vào Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào ngày 16/02/2015 có quy định về cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc như sau:

  • Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
  • Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính
  • Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

Như vậy, người có quyền yêu cầu xin cấp trích lục khai tử có thể là các đối tượng được cấp bản chính nêu trên. Trường hợp người được cấp bản chính đã chết thì người thân thích hoặc người thừa kế khác của người đó được yêu cầu xin cấp trích lục.

Cơ sở pháp lý :Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào ngày 16/02/2015

Xin trích lục khai tử ở đâu?

Một cá nhân chết đi đã đăng ký khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì khi giấy này bị mất hoặc hư hỏng có thể xin cấp lại trích lục giấy chứng tử theo quy định của pháp luật. Căn cứ quy định tại Điều 63 Luật Hộ tịch năm 2014 về cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký và khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định, thì cơ quan có thẩm quyền bao gồm:

  • Cơ quan đăng ký hộ tịch: Ủy ban Nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Cơ quan đại diện
  • Bộ Tư pháp
  • Bộ Ngoại giao
  • Cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự….

Việc cấp trích lục hiện nay vẫn dựa trên Sổ đăng ký khai tử tại địa phương – nơi lưu giữ đăng ký khai tử gốc. Tuy nhiên, sau này khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ tịch hoàn thiện, sẽ được đi xin cấp tại nhiều Cơ quan có thẩm quyền hơn.

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 63 Luật Hộ tịch 2014

Thủ tục trích lục khai tử trong vụ việc tố tụng dân sự.

Theo quy định của Luật Hộ tịch 2014, thủ tục trích lục khai tử được quy định theo từng bước như sau:

  • Sau khi chuẩn bị hồ sơ xin trích lục giấy khai tử được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 15/11/2015 và có hiệu lực ngày 01/01/2016, người yêu cầu nộp tại cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật (theo khoản 5 Điều 4 Luật hộ tịch 2014).
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ kiểm tra và giao giấy biên nhận trên đó có ghi cụ thể ngày hẹn trả kết quả (thường là 01 ngày). Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp để điều chỉnh hồ sơ.
  • Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; người làm công tác hộ tịch sẽ tiến hành rà soát hồ sơ hộ tịch và trả kết quả theo như ngày trên giấy hẹn trả. Đúng ngày đó; người có nhu cầu được cấp trích lục khai tử quay lại nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 15/11/2015 và có hiệu lực ngày 01/01/2016

Luật sư hỗ trợ trích lục khai tử

  • Hỗ trợ thực hiện công tác chuẩn bị hồ sơ để đăng ký xin cấp trích lục khai tử
  • Soạn thảo các giấy tờ hợp lý cần thiết trong hồ sơ
  • Tư vấn các vấn đề về trích lục khai tử
  • Tư vấn nơi tiếp nhận hồ sơ phù hợp
  • Đại diện nộp, nhận và thông báo khi có thông tin hoặc cần trao đổi
  • Đại diện nhận, trả khách hàng kết quả để thực hiện các công việc cần thiết

Tư vấn thủ tục trích lục khai tửTư vấn thủ tục trích lục khai tử

Thường thì người có quan hệ huyết thống trực tiếp hoặc quan hệ pháp lý với người đã qua đời mới có thể yêu cầu trích lục khai tử. Điều này có thể là con cái, vợ/chồng, hoặc người được ủy quyền đặc biệt. Trên đây là những nội dung mà Qúy khách hàng cần nắm rõ về quy định, trình tự, thủ tục trích lục khai tử. Nếu quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ hoặc còn có thắc mắc về thủ tục trích lục khai tử, vui lòng liên hệ hotline của chuyên tư vấn luật 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự hỗ trợ.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

5 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết