Dịch Vụ Luật Sư

Luật sư tư vấn khiếu nại phán quyết trọng tài ở Cần Thơ

Luật sư tư vấn khiếu nại phán quyết trọng tài ở Cần Thơ là một dịch vụ pháp lý cần thiết khi phán quyết trọng tài có những sai phạm dẫn qua đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích các bên tham gia giải quyết tranh chấp. Thủ tục khiếu nại tố tụng trọng tài có những điểm khác biệt so với khiếu nại hành chính. Bài viết sau sẽ hỗ trợ bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

Luật sư tư vấn khiếu nại phán quyết trọng tài

Giá trị phán quyết trọng tài thương mại

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật Trọng tài Thương mại 2010: Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Đối với phán quyết trọng tài khi đã được đưa ra thì các bên tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp sẽ không được kháng cáo hoặc được xem xét lại bởi các cơ quan xét xử khác bởi đây là quyết định “chung thẩm”. Trừ trường hợp phán quyết đó bị hủy theo quy định pháp luật.

Cơ sở khiếu nại phán quyết trọng tài

Có thể khiếu nại phán quyết trọng tài dựa trên cơ sở:

  • Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
  • Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định Luật Trọng tài Thương mại;
  • Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài;
  • Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
  • Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;

Cơ sở pháp lý: Điều 44; Khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 7 năm 2014 (Sau đây gọi tắt là Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP).

Thủ tục khiếu nại phán quyết trọng tài

Hồ sơ chuẩn bị khiếu nại phán quyết trọng tài

Hồ sơ chuẩn bị khiếu nại phán quyết trọng tài thông thường sẽ bao gồm:

  • Đơn khiếu nại: đơn khiếu nại phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
  • Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
  • Tên và địa chỉ của bên khiếu nại;
  • Nội dung yêu cầu.
  • bản sao đơn khiếu ;
  • Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
  • Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ

Và các tài liệu khác có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

Trường hợp giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng việt và có chứng thực hợp lệ.

Đối với trường hợp Hội đồng trọng tài không ban hành quyết định riêng về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì người yêu cầu phải cung cấp:

Những tài liệu, chứng cứ chứng minh việc Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.

Cơ sở pháp lý: Điều 44, Điều 70 Luật Trọng tài thương mại 2010; Điều 10 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.

Đơn khiếu nại phán quyết trọng tàiĐơn khiếu nại phán quyết trọng tài

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại phán quyết trọng tài

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phát quyền trọng tài được quy định như sau:

  • Tòa án nhân dân được các bên lựa chọn đối với trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể;
  • Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định đối với trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án mà có yêu cầu giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài;
  • Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Cơ sở pháp lý: Điều 7 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Điều 5 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.

Như vậy cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phán quyết trọng tài là Tòa án nhân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.

Trình tự thực hiện

Đối với trình tự thực hiện giải quyết khiếu nại trọng tài sẽ bao gồm các bước:

  • Tòa án thụ lý đơn;
  • Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Tòa án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp;
  • Thành lập Hội đồng xét đơn yêu cầu:
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
  • Mở phiên họp xét đơn yêu cầu:
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.
  • Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu.

Lưu ý: Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên, nếu có, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Hội đồng xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.

  • Sau khi xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số;
  • Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài:
  • Trong trường hợp bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp;

Cơ sở pháp lý: Điều 71 Luật Trọng tài Thương mại 2010 được hướng dẫn bởi Điều 15 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.

Dịch vụ luật sư tư vấn về thủ tục khiếu nại phán quyết trọng tài

Phạm vi dịch vụ

Về phạm vi dịch vụ, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ gửi đến bạn thông tin về phạm vi tư vấn của dịch vụ luật sư có thể bao gồm các dịch vụ sau:

  • Tư vấn hướng giải quyết phù hợp cho khách hàng nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ cần thiết cho thủ tục khiếu nại/yêu cầu hủy phán quyết trọng tài;
  • Đại diện pháp lý tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu;
  • Tư vấn các công việc khách hàng cần thực hiện khi thực hiện khiếu nại;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan chức năng;
  • Thực hiện các yêu cầu của khách hàng theo đúng trình tự thủ tục luật định một cách nhanh chóng và chính xác.

Ngoài ra, tùy theo nhu cầu của khách hàng và tính chất phức tạp của vụ việc mà phạm vi dịch vụ luật sư tư vấn có thể mở rộng thêm.

Chi phí

Chi phí thuê luật sư giải quyết khiếu nại phán quyết trọng tài tại Cần Thơ hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và các phương thức tính phí khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí thuê luật sư:

Phí cố định:

Nếu quý khách hàng muốn có sự tư vấn chuyên sâu hoặc sử dụng dịch vụ soạn thảo, luật sư tư vấn từ công ty của chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa ra mức chi phí phù hợp dựa trên từng vấn đề và yêu cầu cụ thể của khách hàng. Điều này giúp đảm bảo rằng chi phí được tính toán nhằm tối đa hóa quyền lợi và lợi ích cho khách hàng.

Quyền và nghĩa vụ của hai bên được ràng buộc bởi Hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Trong trường hợp xuất hiện tình tiết mới, ảnh hưởng đến nội dung Hợp đồng dịch vụ pháp lý, các bên có thể thương lượng lại về mức phí dịch vụ thông qua phụ lục hợp đồng.

Phí kết quả:

Mức thù lao và chi phí cụ thể của luật sư trong từng vụ việc sẽ được xác định dựa trên sự đồng thuận giữa luật sư và khách hàng, được ghi chép tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý. Điều này đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong quá trình hợp tác giữa Luật sư và khách hàng.

Như vậy trước ký kết hợp đồng với luật sư cần phải thỏa thuận về các chi phí và các vấn đề phát sinh nhằm đạt được thống nhất về mức chi phí phải trả.

Lợi ích dịch vụ luật sư

Việc thuê luật sư tư vấn trong quá trình khiếu nại phán quyết trọng tài là vô cùng cần thiết bởi vì:

  • Luật sư đảm bảo quyền lợi và mang lại những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng trong quá trình giải quyết hủy phán quyết trọng tài.
  • Luật sư giúp khách hàng nắm rõ các quy định về thủ tục, giấy tờ về khiếu nại theo quy định pháp luật.
  • Tham gia đầy đủ và hỗ trợ việc điều tra, thu thập chứng cứ qua đó làm cơ sở cho việc khiếu nại của thân chủ.
  • Xử lý các thủ tục pháp lý phức tạp một cách chuyên nghiệp.
  • Đại diện khách hàng, tham gia buổi làm việc với khả năng tranh tụng của luật sư giúp đảm bảo, bảo vệ yêu cầu và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Việc có sự tham vấn của luật sư sẽ giúp cho quá trình giải quyết khiếu nại phán quyết trọng tài sẽ diễn ra ổn thỏa, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, hạn chế rủi ro không cần thiết bị phát sinh.

Dich vu luat su tu van to tung trong taiDịch vụ luật sư tư vấn tố tụng trọng tài

Tư vấn của luật sư đối với việc khiếu nại phán quyết trọng tài là vô cùng quan trọng bởi vì nó giúp bên tham gia nắm rõ về thủ tục, giấy tờ, thời hạn khiếu nại theo quy định pháp luật. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc và muốn nhận được dịch vụ luật sư tư vấn hãy liên hệ theo Hotline 1900636387.

>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.9 (14 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 121 bài viết