Luật Dân sự

Luật sư đại diện trong các vụ tranh chấp tại Trọng tài Thương mại

Hiện nay, việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Luật sư đại diện trong các vụ tranh chấp tại Trọng tài Thương mại được đánh giá linh hoạt, thời hạn giải quyết nhanh chóng và đang trở thành xu thế tại Việt Nam. Quý đọc giả muốn có thể hiểu rõ hơn quy định này, bài viết của Chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp thông tin  cụ thể thực hiện những công việc như sau:

Luật sư đại diện trong các vụ tranh chấp tại Trọng tài Thương mại

Các tư cách tố tụng của luật sư trong tố tụng trọng tài

Căn cứ theo Luật Trọng tài thương mại 2010 và quy tắc tố tụng của từng Trung tâm trọng tài thương mại quy định về tư cách tố tụng của luật sư trong tố tụng trọng tài: Đại diện ủy quyền

  • Luật sư đại diện theo ủy quyền trong các vụ tranh chấp tại Trọng tài thương mại theo đúng nội dung văn bản ủy quyền.
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền giải quyết tranh chấp thương lượng, hòa giải và đàm phán Trọng tài thương mại.
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền trong các vụ án tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn/bị đơn thực hiện nội dung công việc như sau:

  • Chuẩn bị soạn thảo phương án bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
  • Luật sư tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp
  • Trình bày những yêu cầu, đưa ra tài liệu, chứng cứ làm cơ sở pháp lý cho việc yêu cầu
  • Tiến hành đặt câu hỏi, tranh luận tại phiên họp để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ tranh chấp, đưa ra quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
  • Yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
  • Soạn đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
  • Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc
  • Yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài.

>>> Xem thêm: Hướng giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa tòa án và trọng tài thương mại

Các giai đoạn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Xét thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Căn cứ theo Điều 33 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm. Theo đó, thời hiệu được tính kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xâm phạm, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.

Tiến hành gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết

Trường hợp xét còn thời hiệu khởi kiện, các bên có quyền làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài yêu cầu giải quyết tranh chấp. Nếu các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì khi đó Toà án phải từ chối thụ lý. Theo đó, chỉ trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Theo quy định tại Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010, trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Còn trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn. Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
  • Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
  • Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
  • Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
  • Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.

Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài

Căn cứ theo Điều 38 Luật Trọng tài thương mại 2010, cho phép các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì một Hội đồng trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp. Theo đó, tùy vào tranh chấp mà các bên thỏa thuận Thành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài hoặc Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp.

Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài:

  • Thẩm quyền xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
  • Thẩm quyền xác minh sự việc của Hội đồng trọng tài;
  • Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ;
  • Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về triệu tập người làm chứng;
  • Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Thẩm quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài.

Tuy nhiên, có nhiều vụ tranh chấp các bên thỏa thuận do một trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên duy nhất. Do đó, trường hợp này không cần phải thành lập hội đồng trọng tài.

Mở phiên họp giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Điều 58 Luật Trọng tài thương mại 2010, các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Bên cạnh đó, trường hợp phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Phán quyết của Hội đồng trọng tài

Khi các bên hòa giải không thành thì Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp. Kết quả giải quyết tranh chấp thông qua phán quyết của Hội đồng trọng tài quyết định. Theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010, Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Khi phán quyết trọng tài có hiệu lực, Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài. Nếu hết thời hạn thi hành phán quyết, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật Trọng tài thương mại 2010.

Các giai đoạn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

>>> Xem thêm: Tổng Quan Pháp Luật Về Thủ Tục Tố Tụng Trọng Tài

Dịch vụ luật sư đại diện trong các vụ tranh chấp tại Trọng tài Thương mại

Luật sư tư vấn cho khách hàng các nội dung như sau

  • Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài.
  • Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
  • Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng.
  • Soạn thảo đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.
  • Nghiên cứu làm đơn kiện lại của bị đơn.
  • Khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được và thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
  • Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Thành phần, thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp
  • Hiệu lực của phán quyết trọng tài.

Luật sư tham gia tố tụng trọng tài

  • Chuẩn bị bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng để bảo vệ khách hàng.
  • Đại diện tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp.
  • Luật sư đại diện cho khách hàng tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp.
  • Trình bày những yêu cầu, đưa ra tài liệu, chứng cứ thu thập làm cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng.
  • Trực tiếp hỏi, tranh luận tại phiên họp để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ tranh chấp, đưa ra quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Luật sư tham gia ở giai đoạn sau tố tụng trọng tài

  • Yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.
  • Soạn đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.
  • Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc cho khách hàng.
  • Yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài.
Dịch vụ luật sư đại diện trong các vụ tranh chấp tại Trọng tài Thương mại

 

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Luật sư đại diện trong các vụ tranh chấp tại Trọng tài Thương mại. Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87 email: chuyentuvanluat@gmail.com để được hỗ trợ pháp lý. Trân trọng ./.

5 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 833 bài viết