Luật Lao Động

Trình Tự, Thủ Tục Hòa Giải Trong Tranh Chấp Lao Động

Thủ tục hòa giải trong tranh chấp lao động được xem là một trong những phương án tối ưu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Thông qua hòa giải, người sử dụng lao động và người lao động có thể tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích một cách nhanh chóng, đạt được lợi ích của mình một cách nhanh nhất mà không làm ảnh hưởng quá nhiều đến mối quan hệ của đôi bên. Pháp luật hiện hành quy định về thủ tục hòa giải trong tranh chấp lao động như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp chi tiết những nội dung liên quan đến vấn đề trên.

Phương pháp hòa giải trong tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là gì?

Theo quy định tại khoản 1 ĐIều 179 Bộ luật Lao động 2019 thì tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động bao gồm các loại sau đây:

  • Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp là bao lâu?

Theo Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 thì thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau:

  • Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Đối với thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, Điều 194 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

  • Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

 

Tranh chấp trong lao động là gì
Khái niệm tranh chấp lao động

>>> Xem thêm:  Thủ tục hòa giải lao động và đối thoại tại nơi làm việc

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 thì trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân như sau:

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu cho hòa giải viên

Khi tiến hành giải quyết tranh chấp, bắt buộc hai bên phải thực hiện việc hòa giải tranh chấp đầu tiên, trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết.

Người lao động gửi đơn yêu cầu hòa giải trực tiếp đến hòa giải viên lao động hoặc đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dâ

Bước 2: Tiến hành hòa giải

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng với nhau và tìm ra một hướng đi chung.

Bước 3: Lập biên bản hòa giải

Trường hợp hai bên thỏa thuận được hướng đi chung, hòa giải viên lao động lập sẽ biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòagiải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải đó, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.

Bước 4: Gửi biên bản hòa giải

Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

hòa giải tranh chấp trong hợp đồng lao động
Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng lao động

>>Xem thêm: Hòa Giải, Đối Thoại Trước Khi Thụ Lý, Lợi Bất Cập Hại?

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Lao động 2019 thì trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện giống với thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân.

Đối với tranh chấp những tranh chấp sau đây mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật:

  • Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
  • Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.

Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

  • Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này;
  • Yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích cũng được thực hiện như thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Lao động 2019.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ tranh chấp.
  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp.
  • Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp lao động.
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật lao động và thỏa ước lao động tập thể.
  • Đại diện tham gia thương lượng hòa giải trong các vụ án tranh chấp lao động.
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Trực tiếp tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ thông qua việc tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan.
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan hòa giải lao động, tòa án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.
  • Tư vấn, đại diện giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước cơ quan giải quyết tranh chấp.
  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng trong giải đoạn thi hành án lao động.
  • Các công việc có liên quan khác theo yêu cầu của khách hàng.

Hiện này, việc giải quyết tranh chấp lao động bằng thủ tục hòa giải được sử dụng rất phổ biến bởi vì tính đa dụng cũng như giảm thiểu mọi chi phí của nó. Bộ luật Lao động 2019 đã quy định trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động một cách chi tiết, tuy nhiên việc hiểu và áp dụng nó vẫn cần có sự giúp đỡ từ người có chuyên môn. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật lao động chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.7 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết