Luật Lao Động

Nội dung cơ bản trong thỏa ước lao động tập thể

Nội dung cơ bản trong thỏa ước lao động tập thể vấn đề mà cả người lao động và người sử dụng lao động đang rất quan tâm. Trong thỏa ước lao động tập thể, đại diện tập thể người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên trong quan hệ lao động. Vậy thỏa ước lao động tập thể gồm những nội dung cơ bản nào, bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc, kính mời các bạn cùng theo dõi.

Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp

Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp

Tổng quan về thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019) thì thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Thoả ước lao động tập thể ra đời trên cơ sở ý chí các bên, nên khác với đối thoại tại nơi làm việc, thoả ước lao động tập thể không có tính bắt buộc. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào kết quả thương lượng tập thể.

Như vậy, về thực chất, thoả ước lao động tập thể là những quy định nội bộ của doanh nghiệp, trong đó bao gồm những thoả thuận giữa một bên là đại diện tập thể người lao động với một bên là người sử dụng lao động về những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện tập thể tranh chấp lao động

Thoả ước tập thể được áp dụng ở những doanh nghiệp nào?

Khoản 1 Điều 75 BLLĐ 2019 quy định thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác. Như vậy thỏa ước lao động tập thể được áp dụng tại:

  • Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có tổ chức Công đoàn, tổ chức của người lao động hoặc ban đại diện của tập thể người lao động.
  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ quan, tổ chức người nước ngoài và quốc tế đặt tại Việt Nam có thuê lao động Việt Nam, nếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định khác.

Thoả ước tập thể không áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp Nhà nước.

Nội dung cơ bản trong thỏa ước lao động tập thể

Pháp luật không quy định cụ thể về nội dung của thỏa ước lao động tập thể mà chỉ quy định nguyên tắc chung, theo đó nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Thông thường nội dung của thỏa ước lao động tập thể gồm các nội dung sau:

Việc làm và bảo đảm việc làm

  • Trong suốt thời gian quan hệ lao động thì người sử dụng phải đảm bảo việc làm cho người lao động
  • Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 34 BLLĐ 2019. Thỏa ước lao động tập thể có thể quy định rõ từng trường hợp cho phù hợp.

  • Chế độ trợ cấp thôi việc

Thỏa ước lao động tập thể nên quy định rõ trong trường hợp nào hợp đồng lao động chấm dứt thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

  • Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên theo nguyên tắc: mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo nguyên tắc: cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

  • Công tác đào tạo, quy trình đào tạo,…

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

  • Thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần

Cụ thể theo quy định tại Điều 105 của BLLĐ 2019 thì thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Như vậy thỏa ước lao động tập thể phải cụ thể được thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc hằng ngày của người lao động cho phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo không quá 08 giờ làm việc trong 01 ngày.

  • Thời giờ nghỉ ngơi

Người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.theo quy định tại Điều 109 BLLĐ 2019. Ngoài ra, người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

  • Ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ hằng năm

Người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày theo quy định tại Điều 111 BLLĐ 2019.

Người lao động khi làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm và hưởng nguyên lương 12, 14 hoặc 16 ngày tùy thuộc vào điều kiện công việc theo Điều 113 BLLĐ 2019. Ngoài ra, cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động nói trên được tăng thêm tương ứng là 01 ngày.

  • Ngày nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp: kết hôn; con đẻ hoặc con nuôi kết hôn; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết; vợ hoặc chồng chết; con đẻ hoặc con nuôi chết. Thỏa ước lao động tập thể có thể quy định rõ số ngày nghỉ nhưng không được thấp hơn số ngày quy định tại khoản 1 Điều 115 BLLĐ 2019.

  • Ngày nghỉ lễ, tết

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau: Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, Ngày Chiến thắng, Ngày Quốc tế lao động, Quốc khánh, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Thời giờ làm việc của người lao động

Thời giờ làm việc của người lao động

>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương

  • Quy định thang lương, bảng lương theo quy định của pháp luật

Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động theo quy định tại Điều 93 BLLĐ 2019.

  • Mức lương tối thiểu

Mức lương tối thiểu phải được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

  • Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp

Thỏa ước lao động tập thể cần nêu rõ chế độ nâng lương, nâng bậc là bao lâu, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động là như thế nào để bảm bảo lợi ích cho người lao động.

  • Nguyên tắc trả lương, hình thức và thời hạn trả lương

Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Về hình thức, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và nêu rõ trong thỏa ước lao động tập thể.

  • Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm ít nhất bằng 150%, 200% hoặc 300% tùy thuộc vào tính chất ngày làm việc là ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần hay ngày lễ, tết. Ngoài ra, người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

An toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động

  • Người sử dụng lao động cần tập huấn công tác an toàn vệ sinh lao động, các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động
  • Phương tiện cung cấp phòng hộ cho người lao động
  • Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
  • Các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Khám sức khỏe định kỳ,…

Một số nội dung khác

Ngoài những nội dung nói trên, các bên có thể thoả thuận thêm những nội dung khác như: thể thức giải quyết tranh chấp lao động; ăn giữa ca; phúc lợi tập thể; hoạt động công đoàn, tranh chấp lao động, trách nhiệm thi hành thỏa ước; hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể; những quy định đối với lao động nữ, người cao tuổi và các phúc lợi khác.

Mẫu thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp

Mẫu thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp

>>>Xem thêm: Thủ Tục Giải Quyết Yêu Cầu Lao Động

Thông tin liên hệ Luật sư

Tư vấn trực tiếp

Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:

  • Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng giao dịch Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Tư vấn trực tuyến

Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, Công ty Luật Long Phan PMT còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:

Trên đây là tư vấn về Nội dung cơ bản trong thỏa ước lao động tập thể. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật lao động vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết