Luật Lao Động

Các Vấn Đề Pháp Lý Đặt Ra Trong Quản Lý Lao Động

Hoạt động quản lý lao động của người sử dụng lao động giúp cho người sử dụng lao động sử dụng tốt hơn nguồn lao động. Để thực hiện quản lý nguồn lao động hiệu quả người sử dụng cần nắm vững các quy định về pháp luật lao động. Vậy thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ, phân tích sâu vào các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình quản lý lao động qua bài viết sau.

Các vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần lưu ý khi quản lý lao độngCác vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần lưu ý khi quản lý lao động

>>Xem thêm: Những vấn đề pháp lý cần biết trước khi thành lập doanh nghiệp

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động là gì?

Theo quy định chung tại Bộ luật Lao động 2019 thì quyền của người sử dụng lao động bao gồm:

  • Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh;
  • Khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật người lao động;
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể;
  • Tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công;
  • Trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
  • Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.

Đồng thời, Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động, cụ thể:

  • Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
  • Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;
  • Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  • Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;
  • Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn có các quyền về quản lý lao động được pháp luật quy định: quyền thiết lập công cụ quản lý lao động và quyền tổ chức, thực hiện quản lý lao động.

Người sử dụng lao động thiết lập các công cụ quản quản lý lao động trên cơ sở quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện cụ thể trong đơn vị của mình như:

  • Ban hành nội quy lao động, quy chế, quyết định;
  • Ký thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và các thỏa thuận khác.

Nội dung pháp luật về quyền tổ chức và thực hiện quản quản lý lao động của người sử dụng lao động bao gồm:

  • Quyền tuyển lao động;
  • Quyền trong việc sử dụng lao động;
  • Quyền chấm dứt sử dụng lao động.

Quyền và nghĩa vụ của người lao động là gì?

quyền và nghĩa vụ của người sủ dụng lao động
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Các quyền và nghĩa vụ nêu tại (Bộ luật Lao động 2019) mang tính khuôn mẫu để các bên của quan hệ lao động cụ thể hoá trong mối quan hệ cụ thể của họ. Về quy định của Bộ luật lao động 2019 về quyền và nghĩa vụ của người lao động, bao gồm:

  • Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
  • Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động;
  • Được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Được tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
  • Đình công.

Ngoài ra, người lao động còn có các nghĩa vụ sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
  • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;
  • Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Đối với người lao động, quyền tự do việc làm là quan trọng bậc nhất, kể đến là quyền hưởng lương, được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và các quyền khác (tham gia công đoàn, đình công,..)

Xử lý kỷ luật người lao động

Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật
Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật

>>> Xem thêm: Thủ tục cho thuê lại lao động của doanh nghiệp

Quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động

Quyền này được hiểu là quyền của người sử dụng lao động được xem xét và giải quyết về việc người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bằng cách buộc người lao động phải chịu một trong các hình thức kỷ luật.

Khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động người sử dụng lao động có quyền:

  • Xử lý kỷ luật lao động;
  • Tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người sử dụng lao động chưa đủ căn cứ để xử lý kỷ luật;
  • Sa thải.

Hoạt động này vừa có ý nghĩa trừng phạt người lao động về vật chất, tinh thần, lại vừa có ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa đối với người lao động khác trong đơn vị.

Quyền chấm dứt sử dụng lao động

Quyền này được hiểu là quyền của người sử dụng lao động, họ được chủ động quyết định chấm dứt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của người lao động trong đơn vị, không phụ thuộc vào thời hạn của hợp đồng lao động.

Quyền giải quyết khiếu nại của người lao động, tập thể lao động

Trong quá trình quản quản lý lao động này, có những quyết định, hành vi quản lý của người sử dụng lao động bị người lao động, tập thể lao động cho là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của họ.

Pháp luật lao động cho phép người lao động, tập thể lao động có quyền khiếu nại về quyết định, hành vi quản quản lý lao động đó của người sử dụng lao động.

Đồng thời, cho phép người sử dụng lao động quyền xem xét, giải quyết khiếu nại của người lao động, tập thể lao động.

Mục đích là để DUY TRÌ ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG trong đơn vị, từ đó tăng cao năng suất, hiệu quả lao động.

Trên đây là  bài viết “Các vấn đề pháp lý đặt ra trong quản lý lao động?”. Mọi thắc mắc cần giải đáp về các vấn đề pháp lý có liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật  theo hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ tận tình, chu đáo.

4.5 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 833 bài viết