Luật Dân sự

Hướng giải quyết đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

Đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự xét về khía cạnh pháp lý đã chấm dứt các quan hệ về tài sản, về nhân thân của người đó với những người khác. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án dân sự không vì thế mà dừng lại hoặc bị đình chỉ. Như vậy, quyền lợi và nghĩa vụ của họ được tiếp tục thực hiện như thế nào, bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin hữu ích.

hướng giải quyết khi đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án

Hướng giải quyết khi đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

Các khái niệm cơ bản

Đương sự là gì? Đương sự bao gồm những chủ thể nào?

Đương sự trong vụ án dân sự có thể là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bao gồm 4 chủ thể:

  • NGUYÊN ĐƠN trong vụ án dân sự, nguyên đơn là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật dân sự 2015 quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Lưu ý rằng: Cơ quan, tổ chức do Bộ luật dân sự 2015 quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.

  • BỊ ĐƠN trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
  • NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Các giai đoạn của quá trình giải quyết một vụ án dân sự thông thường

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Đây là giai đoạn người khởi kiện nộp đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến Tòa án nhân dân. Sau khi nhận được đơn, Tòa án tiến hành cử Thẩm phán xử lý đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện đã đáp ứng yêu cầu về nội dung và hình thức, Tòa án tiến hành thông báo cho nguyên đơn về việc đóng tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và thụ lý vụ án.

Bước 2: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm và phiên tòa xét xử sơ thẩm.

Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm bao gồm việc thu thập chứng cứ; Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tổ chức phiên hòa giải và công khai, tiếp cận chứng cứ,…Giai đoạn xét xử sơ thẩm bao gồm phần khai mạc phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án.

Bước 3: Kháng cáo, kháng nghị và xét xử phúc thẩm.

Sau khi khi tuyên án, bản án sơ thẩm chưa có giá trị thi hành ngay mà cần trải qua giai đoạn để các chủ thể có thẩm quyền cân nhắc đến việc thực hiện kháng cáo, kháng nghị. Nếu bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị đúng thẩm quyền và thủ tục sẽ chuyển sang giai đoạn phiên tòa xét xử phúc thẩm.

Bước 4: Sau khi bản án dân sự phúc thẩm được tuyên.

Bản án có hiệu lực thi hành nhưng không loại trừ quyền kháng nghị của các chủ thể có thẩm quyền quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự.

Căn cứ: Điều 189 ,191, 271, 273, 285 và 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2019, 2020) 

quá trình giải quyết vụ án dân sự

Quá trình giải quyết vụ án dân sự

Hậu quả khi đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án.

Khi đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án, một số quyền và nghĩa vụ của họ cũng chấm dứt. Chẳng hạn các quyền về nhân thân như:

  • Quyền thay đổi họ.
  • Quyền thay đổi tên.
  • Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

Tuy nhiên, có những quyền hạn và nghĩa vụ mà khi người chết mất đi sẽ được thừa kế, chuyển giao lại cho một hoặc nhiều chủ thể khác. Nếu đương sự chết trong quá tình giải quyết vụ án, tùy thuộc vào từng giai đoạn và từng trường hợp mà pháp luât quy định cách thức để xác định quyền, nghĩa vụ và chủ thể thực hiện.

XEM THÊM: THỦ TỤC YÊU CẦU TUYÊN BỐ NGƯỜI MẤT TÍCH VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐÓ

Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết

  • Để yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, người có quyền, lợi ích liên quan cần gửi đơn yêu cầu kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết.
  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết.
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu, Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết. Đồng thời, Tòa án xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.

Căn cứ: Điều 392, Điều 393 Bộ luật Tố tụng dân sự

thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết

Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết

Hướng giải quyết khi đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

  • Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
  • Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó thì Tòa án ra quyết định TẠM ĐÌNH CHỈ giải quyết vụ án dân sự.
  • Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Tòa án ra quyết định ĐÌNH CHỈ giải quyết vụ án dân sự.
  • Trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải CỬ NGƯỜI KHÁC LÀM ĐẠI DIỆN để tham gia tố tụng; nếu không cử được người đại diện hoặc tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì các cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng.

Căn cứ: các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự

>>XEM THÊM: ỦY QUYỀN CHO NGƯỜI KHÁC THAM GIA PHIÊN TÒA DÂN SỰ

Trên đây là bài viết về Hướng giải quyết khi đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Nếu quý đọc giả có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn những vấn đề liên quan đến PHÁP LUẬT DÂN SỰ thì có thể vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.5 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết