Luật Dân sự

Khi nào một vụ án dân sự bị đình chỉ vĩnh viễn

Khi nào một vụ án dân sự bị đình chỉ vĩnh viễn là một câu hỏi thường hay được đặt ra trong quá trình giải quyết một vụ án dân sự. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại không QUY ĐỊNH cụ thể về trường hợp này nên gây ra không ít thắc mắc. Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Khi nào một vụ án dân sự bị đình chỉ vĩnh viễn

Khi nào một vụ án dân sự bị đình chỉ vĩnh viễn

Đình chỉ vĩnh viễn vụ án dân sự là gì?

Đầu tiên cần tìm hiểu đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Pháp luật Việt Nam không nêu rõ định nghĩa đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nhưng từ thực tiễn có thể hiểu đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tòa án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự, chấm dứt mọi hoạt động tố tụng khi thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định. Khi đó, các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền có thể kháng cáo, kháng nghị xét xử lại.

Còn việc đình chỉ vĩnh viễn vụ án dân sự là việc đình chỉ giải quyết vụ án nhưng không được kháng cáo, kháng nghị và sẽ không được xét xử một lần nào nữa trong tương lai.

Các trường hợp tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án?

Thông thường tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vào hai giai đoạn tố tụng theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đó là giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ dựa trên những trường hợp tại Khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:

  • Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
  • Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
  • Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
  • Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
  • Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

  • Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;
  • Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Còn trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, ngoài những trường hợp tại Khoản 1 Điều 217 thì Tòa án còn ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp tại Điểm b Khoản 1 Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước hoặc trong phiên tòa xét xử mà bị đơn chấp nhận với quyết định rút đơn này.

>>>Xem thêm: Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án hành chính

Đình chỉ giải quyết vụ án

Đình chỉ giải quyết vụ án

Các trường hợp vụ án dân sự bị đình chỉ mà không thể kháng cáo, kháng nghị

Tuy pháp luật không dành riêng một điều luật quy định về các trường hợp vụ án dân sự bị đình chỉ vĩnh viễn. Tuy nhiên, từ những quy định của luật, ta có thể rút ra một số trường hợp vụ án sẽ bị đình chỉ giải quyết vĩnh viễn.

Tại giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Đầu tiên là trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế và trường hợp cơ quan, tổ chức với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó. Bởi vì chủ thể chính trong vụ án đã không còn tồn tại trên thực tế nên không có cơ sở để tiến hành xét xử.

Tiếp theo, trường hợp đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết. Một khi thời hiệu khởi kiện đã hết thì Tòa án sẽ từ chối giải quyết các đơn khởi kiện của các bên liên quan về vụ án đó. Khi đó, tức vụ án đã thật sự kết thúc.

Tòa án từ chối thụ lý vụ án

Tòa án từ chối thụ lý vụ án

Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm

Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đi kèm với quyết định hủy bản án sơ thẩm trong trường hợp bị đơn đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn sẽ đồng nghĩa với việc đình chỉ vĩnh viễn vụ án dân sự. Bởi vì điều này thể hiện ý chí của nguyên đơn và bị đơn muốn kết thúc tranh chấp và tòa án tôn trọng điều đó. Tuy nhiên việc này phải đảm bảo các điều kiện về tính tự nguyện, không bị cưỡng ép, đe dọa hay trái với pháp luật.

>>>Xem thêm: Tài liệu, chứng cứ khi nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự

Hậu quả của việc đình chỉ vĩnh viễn

Khác với đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là có thể kháng cáo, kháng nghị xét xử lại, đình chỉ vĩnh viễn vụ án dân sự là kết thúc hoàn toàn vụ án đó mà không thể kháng cáo, kháng nghị hay xét xử lại một lần nào nữa. Vụ án thật sự kết thúc.

Trên đây là bài viết về việc Khi nào một vụ án dân sự bị đình chỉ vĩnh viễn theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Nếu quý đọc giả có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn luật dân sự những vấn đề liên quan đến pháp luật tranh chấp dân sự thì có thể vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 email: chuyentuvanluat@gmail.com. của chúng tôi để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

4.6 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết