Luật Dân sự

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc có được bồi thường thiệt hại không?

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc có được bồi thường thiệt hại không là vấn đề được đặt ra khi một trong các bên phải chịu thiệt hại khi xảy ra tranh chấp hợp đồng đặt cọc do hành vi vi phạm hợp đồng hay đơn phương hủy  hợp đồng đặt cọc. Trên thực tế, trong các trường hợp tranh chấp hợp đồng đặt cọc, nếu xác định lỗi và đủ cơ sở theo quy định pháp luật, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu cầu bên gây thiệt hại bồi thường. Vấn đề này được trình bày trong bài viết dưới đây.

 Tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Quy định về hợp đồng đặt cọc

Đặt cọc là gì?

Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015: Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Như vậy, có thể hiểu việc đặt cọc có nghĩa là một bên giao cho bên kia một phần tài sản trong một thời hạn để làm đảm bảo cho việc sẽ thực hiện giao kết hợp đồng giữa hai bên.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đặt cọc

Theo khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015: hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

Như vậy, hợp đồng đặt cọc được coi là có hiệu lực:

  • Từ thời điểm giao kết nếu các bên không có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng hoặc luật liên quan có quy định khác;
  • Từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo thỏa thuận của các bên và quy định khác của luật liên quan (nếu có).

Các tranh chấp hợp đồng đặt cọc phổ biến

Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp có thể xảy ra đối với hợp đồng đặt cọc bao gồm:

  • Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
  • Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, tranh chấp liên quan đến hợp đồng đặt cọc chủ yếu sẽ xoay quanh đến tiền cọc, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Cụ thể, những tranh chấp phổ biến liên quan đến hợp đồng đặt cọc thường là những tranh chấp sau:

  • Tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng;
  • Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc;
  • Tranh chấp về tiền phạt cọc.

>>> Xem thêm: Có quyền đòi lại tiền cọc thuê nhà khi chưa ký hợp đồng đặt cọc không?

Có được đòi bồi thường thiệt hại khi tranh chấp hợp đồng đặt cọc?

Theo khoản 1 Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015: Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 419, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi một bên vi phạm về nghĩa vụ: Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Như vậy, nếu có một bên vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại trong hợp đồng đặt cọc thì phải bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng đặt cọc được xác định như sau:

Thứ nhất, về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại gồm:

  • Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm;
  • Người có quyền có lợi ích mà lẽ ra sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.

Thứ hai, về căn cứ để đòi bồi thường thiệt hại theo quy định là có thiệt hại phát sinh từ việc vi phạm của bên có nghĩa vụ, gây xâm hại đến quyền lợi của bên có quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015, chủ thể trong hợp đồng có thể hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

  • Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
  • Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
  • Trường hợp khác do luật quy định.

Bồi thường do có vi phạm hợp đồng đặt cọc

Bồi thường do có vi phạm hợp đồng đặt cọc

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Đối với giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc, thẩm quyền giải quyết thuộc về Trọng tài thương mại hoặc Tòa án tùy từng trường hợp.

Về thẩm quyền của Tòa án:

Theo khoản 3 Điều 26 và khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết về :

  • Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự;
  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Như vậy, tranh chấp về hợp đồng đặt cọc cũng thuộc thẩm quyền của Tòa án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Về Trọng tài thương mại:

Theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết những vụ việc như sau:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010: Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Như vậy, tùy vào điều kiện, thỏa thuận mà các bên có thể lựa chọn khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp.

Luật sư tư vấn đòi bồi thường thiệt hại trong tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Dich vụ Luật sư tư vấn đòi bồi thường thiệt hại trong tranh chấp hợp đồng đặt cọc do Chuyên Tư Vấn Luật cung cấp gồm các dịch vụ sau:

  • Tư vấn, hỗ trợ giải đáp các quy định về bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật;
  • Tư vấn, hỗ trợ xác định căn cứ để đòi bồi thường thiệt hại trong tranh chấp hợp đồng đặt cọc theo quy định pháp luật;
  • Tư vấn, hỗ trợ chuẩn bị; tổng hợp hồ sơ theo yêu cầu để đòi bồi thường thiệt hại trong tranh chấp hợp đồng đặt cọc;
  • Đại diện theo ủy quyền thực hiện việc hòa giải, khởi kiện và các thủ tục tố tụng khác yêu cầu thực hiện;
  • Cung cấp các dịch vụ pháp lý khác có liên quan.

Tư vấn mức bồi thường thiệt hại trong tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Tư vấn mức bồi thường thiệt hại trong tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại trong tranh chấp hợp đồng đặt cọc nếu có thiệt hại xảy ra từ việc vi phạm hợp đồng của bên có nghĩa vụ. Bài viết trên cũng đã làm rõ về vấn đề đặt cọc cũng như thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Nếu vẫn còn thắc mắc, nhu cầu được hỗ trợ về vấn đề trên hãy liên hệ luật sư chuyên luật doanh nghiệp thì khách hàng có thể liên hệ theo số Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn một cách hiệu quả.

>> Bài viết liên quan tranh chấp hợp đồng đặt cọc có thể bạn quan tâm:

4.5 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết