Luật Dân sự

Có được yêu cầu phạt cọc cùng với bồi thường thiệt hại được không?

Có được yêu cầu phạt cọc cùng với bồi thường thiệt hại được không là vấn đề pháp lý được nhiều chủ thể quan tâm khi thực hiện hợp đồng. Bởi lẽ việc phạt cọc hay bồi thường thiệt hại là vấn đề phát sinh mà bên bị thiệt hại được yêu cầu đền bù khi bên kia vi phạm hợp đồng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.

Yêu cầu phạt cọc cùng với bồi thường thiệt hại

Yêu cầu phạt cọc cùng với bồi thường thiệt hại

Điều kiện được áp dụng điều khoản phạt cọc

Về điều kiện được áp dụng điều khoản phạt cọc được quy định rõ tại điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:

  • Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
  • Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
  • Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, pháp luật cho phép các bên giao dịch được thỏa thuận việc áp dụng phạt cọc khi có hành vi vi phạm nhất định.

Điều kiện được yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự

Theo quy định tại điều 13 Bộ luật Dân sự 2015, để được bồi thường thiệt hại người yêu cầu phải thỏa điều kiện sau:

Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Ngoài ra tại Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi vi phạm hợp đồng thiệt hại được bồi thường như sau:

  • Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.
  • Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại;

Như vậy, khi bên có quyền bị thiệt hại trên thực tế do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong hợp đồng và thiệt hại này không xuất phát từ lỗi của bên có quyền thì họ sẽ được yêu cầu bên vi phạm hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

>> Xem thêm :Khi nào hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại

Yêu cầu phạt cọc cùng với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự được không?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 418 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  • Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Căn cứ quy định trên việc xác định trường hợp có quyền vừa yêu cầu phạt cọc cùng với bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

Trường hợp 1: Nội dung hợp đồng thỏa thuận bên vi phạm phải vừa chịu phạt cọc và vừa phải bồi thường khi có thiệt hại xảy ra:

Trong trường hợp này thì bên bị vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ có quyền vừa yêu cầu phạt cọc và vừa yêu cầu bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.

Trường hợp 2: Nội dung hợp đồng chỉ thỏa thuận về việc phạt cọc, không thỏa thuận về việc bồi thường khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu phạt cọc.

Trong trường hợp này thì bên bị vi phạm nghĩa vụ chỉ có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ phạt cọc.

>>>>>> Xem thêm :Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại

Thủ tục khởi kiện yêu cầu phạt cọc và bồi thường thiệt hại

Hồ sơ chuẩn bị

 Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện yêu cầu khởi kiện gồm có :

  • Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23 – DS thuộc danh mục 93 biểu mẫu trong tố tụng dân sự ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân;
  • Hợp đồng và các tài liệu chứng cứ khác chứng minh yêu cầu khởi kiện.

>> Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện

Thủ tục thực hiện

Thủ tục thực hiện đơn khởi kiện dựa vào điều 191 bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cụ thể như sau:

Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Hình thức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thể thực hiện theo các hình thức:

  • Nộp trực tiếp;
  • Gửi theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bước 3: Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Bước 4: Tòa án xử lý đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của bộ luật này.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Việc xử lý đơn khởi kiện được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bước 5: Tòa án ra thông báo tạm ứng án phí.

  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Thủ tục tạm ứng án phí được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bước 6: Tòa án thụ lý vụ án.

  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Thụ lý sơ thẩm vụ án được quy định tại khoản 3, 4 Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bước 7: Chuẩn bị xét xử

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
  • Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
  • Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
  • Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
  • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Bước 8: Phiên tòa sơ thẩm

Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.

Một số thủ tục khi tiến hành phiên tòa sơ thẩm như sau:

  • Khai mạc phiên tòa;
  • Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc tiến hành trình bày, hỏi và tranh luận tại phiên tòa;
  • Nghị án và ra bản án.

Cơ sở pháp lý: từ Điều 239 đến Điều 269 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Dịch vụ tư vấn yêu cầu phạt cọc và bồi thường thiệt hại

Chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp các dịch vụ liên quan vấn đề yêu cầu phạt cọc và bồi thường thiệt hại như sau:

  • Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, định hướng giải quyết yêu cầu phạt cọc; bồi thường thiệt hại;
  • Tư vấn quy định về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự;
  • Tư vấn soạn đơn khởi kiện và thủ tục khởi kiện yêu cầu phạt cọc, bồi thường hợp đồng;
  • Tư vấn và lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Soạn thảo đơn từ pháp lý liên quan để giải quyết tranh chấp về phạt cọc và bồi thường thiệt hại;
  • Tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng.

Tư vấn yêu cầu phạt cọc và bồi thường thiệt hại

Tư vấn yêu cầu phạt cọc và bồi thường thiệt hại

Chủ thể bị vi phạm trong hợp đồng có quyền yêu cầu phạt cọc và yêu cầu bồi thường khi trong hợp đồng có thỏa thuận về vấn đề này. Trong trường  hợp xảy ra tranh chấp về phạt cọc hoặc bồi thường thiệt hại thì bên bị thiệt hại có thể khởi kiện ra Tòa án. Nếu Quý khách có thắc mắc hay cần sự hỗ trợ hãy liên hệ  qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự và hỗ trợ cụ thể và chi tiết nhất.

4.8 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 758 bài viết