Luật Dân sự

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là việc bên bị vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được quyền khởi kiện đến Toà án có thẩm quyền. Mục đích là yêu cầu bên vi phạm  hợp đồng phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm mà họ đã gây ra. Sau đây chúng tôi xin  gửi đến quý khách hàng trình tự, thủ tục, pháp luật quy định  về yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Hủy bỏ hợp đồngHủy bỏ hợp đồng

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 thì:Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Do vậy chỉ cần khi có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do hành vi mà họ gây ra. Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó, nếu không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường

>>>Xem thêm: Yếu tố “lỗi” trong việc xác định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Quy định pháp luật về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 351 BLDS 2015 thì vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là:

việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

Theo đó, nếu bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại cho bên có quyền, thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thẩm quyền giải quyết

Nếu như các bên không thể thương lượng, hòa giải, thì các bên có thể lựa chọn các cơ quan sau để giải quyết:

  • Yêu cầu Tòa án
  • Trọng tài thương mại

Căn cứ theo quy định tại Điều 26, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì những tranh chấp về hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Và theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện cụ thể như sau:Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

  • Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
  • Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
  • Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.”

Đối với những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, hoặc cần phải tiến hànhh hoạt động ủy thác tư pháp thì thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án cấp tỉnh

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Từ những căn cứ nêu trên, tranh chấp về yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.

Hướng dẫn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hạiHướng dẫn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

>>>Xem thêm: Cách xác định thiệt hại trong vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Hồ sơ khởi kiện yêu cầu bồi thường

Căn cứ khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo khoản 4, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Mẫu đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017.

Trong đó, đơn khởi kiện phải gồm các nội dung:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
  • Tên, nơi cư trú/trụ sở của bên khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Ngoài đơn khởi kiện, thì theo quy định tại khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì  người khởi kiện còn phải nộp kèm theo các tài liệu chứng cứ chứng minh về việc cá nhân/tổ chức vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và chứng cứ chứng minh về việc có thiệt hại xảy ra

Thụ lý đơn khởi kiệnThụ lý đơn khởi kiện

Trình tự, thủ tục khởi kiện

Quy định này được thể hiện từ Điều 191 đến Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, tùy từng tính chất vụ tranh chấp mà một vụ khởi kiện đòi bồi thường có thể kéo dài từ 06 – 08 tháng gồm các công việc:

  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

(Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện và nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Theo đó:

  • Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
  • Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
  • Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
  • Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn

Khoản 2 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Thụ lý vụ án

  • Rút gọn.
  • Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
  • Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử: Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 01 tháng.

Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm: Điều 222 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.

>>>Xem thêm: Thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sử dụng nhãn hiệu trái pháp luật

Luật sư yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, Chuyên tư vấn luật có thể hỗ trợ khách hàng các công việc sau:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật hợp đồng và các quy định khác liên quan;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hợp đồng nhằm loại bỏ các rủi ro về trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng;
  • Soạn thảo các đơn từ liên quan để kiện đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp cần thiết;
  • Tham gia tranh tụng tại các phiên tòa để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng;
  • Các công việc liên quan khác.

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết về thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.6 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 766 bài viết