Luật Dân sự

Hướng dẫn thủ tục yêu cầu hoãn thi hành án dân sự đúng luật

Thủ tục yêu cầu hoãn thi hành án dân sự đúng luật là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong pháp luật Việt Nam. Để thực hiện thủ tục này, cần hiểu rõ các quy định, quy trình pháp lý và đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các bước đề nghị hoãn thi hành án dân sự từ chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn đến quá trình xem xét và ra quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Thủ tục đề nghị hoãn thi hành án dân sự

Thủ tục đề nghị hoãn thi hành án dân sự

Điều kiện hoãn thi hành án dân sự

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định những trường hợp hoãn thi hành án dân sự bao gồm:

  • Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án;
  • Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định;
  • Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác;
  • Tài sản để thi hành án đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này; tài sản được kê biên theo Điều 90 của Luật này nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm;
  • Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 170 và khoản 2 Điều 179 của Luật này;
  • Người được nhận tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được thông báo hợp lệ 02 lần về việc nhận tài sản, nhận người được nuôi dưỡng nhưng không đến nhận;
  • Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Điều 54 của Luật này chưa thực hiện được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
  • Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 104 của Luật này.

Như vậy, điều kiện để hoãn thi hành án là khi thuộc một trong những điều kiện nêu trên.

Mẫu đơn yêu cầu hoãn thi hành án dân sự đúng luật

Mẫu đơn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

………, ngày…. tháng…. năm…….

 

ĐƠN YÊU CẦU HOÃN THI HÀNH ÁN

 

(V/v: Hoãn thi hành án đối với Bản án/Quyết định số………)

 

Kính gửi: Chi cục thi hành án…………..

Ông:……………………….. – Chấp hành viên

Căn cứ Luật thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014; Căn cứ Bản án/Quyết định số……….

Tôi tên là:  …………………..                 Sinh năm:…………

Chứng minh nhân dân số:……………do CA………… cấp ngày…/…./…………………….

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………………….

Hiện đang cư trú tại:…………………………………………………………………………..

Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………………………….

Là:……………………………………………………………………………………………..

Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau: ………………………………………………

(Trình bày về sự việc dẫn đến việc làm đơn yêu cầu) Căn cứ theo quy định tại Luật Thi hành án Dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 về hoãn thi hành án và thỏa thuận giữa tôi cùng:

Ông/bà: ………………………………………………

Chứng minh nhân dân số:……………do CA………… cấp ngày…/…./……………

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………

Hiện đang cư trú tại:………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:…………………………………………………………………

Là:…………………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan thực hiện thủ tục hoãn thi hành án trong trường hợp của tôi để tôi có thời gian thực hiện thỏa thuận giữa tôi cùng Ông/bà…………… đã nêu trên về việc thi hành án. Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về những hậu quả phát sinh khi thông tin này là sai. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu hoãn thi hành án dân sự đúng luật

Khi viết đơn yêu cầu thi hành án dân sự, chủ thể làm đơn cần phải chú ý các vấn đề như sau:

Thứ nhất, đối với tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Cục thi hành án) thì dựa theo Điều 48 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì chủ thể ra quyết định hoãn thi hành án dân sự là thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

Thứ hai, họ tên, nơi cư trú, số điện thoại người thi hành án

Yêu cầu ghi rõ ràng, chính xác vì đây là thông tin cơ bản tránh ghi sai sẽ ảnh hưởng đến quá trình xem xét yêu cầu.

Thứ ba, đối với thi hành theo bản án số/ngày/ có hiệu lực thi hành kể từ ngày…

Người viết đơn cần phải ghi chính xác số bản án, ngày và quan trọng là hiệu lực thi hành từ ngày bao nhiêu để xem xét về thời gian hợp lý đưa ra quyết định tạm hoãn.

Thứ tư, về nội dung và lý do yêu cầu hoãn thi hành án

Nội dung và lý do yêu cầu hoãn thi hành án dân sự cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Trình bày ngắn gọn, cụ thể về nội dung vụ án;
  • Vai trò của người yêu cầu tạm hoãn thi hành án;
  • Chủ thể được thi hành án;
  • Chủ thể bị thi hành án;
  • Phân tích cụ thể về phần lý do (điều kiện theo quy định pháp luật) hoãn thi hành án.

Thứ năm, về thời hạn xin tạm hoãn thi hành án cần phải phù hợp với lý do nêu ở trên.

Cuối cùng, người viết đơn phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn đó; trường hợp người viết đơn là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ.

>>>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu hoãn thi hành án dân sự mới nhất năm 2024

Mẫu đơn đề nghị hoãn thi hành án

Mẫu đơn đề nghị hoãn thi hành án

Thủ tục yêu cầu hoãn thi hành án dân sự theo quy định pháp luật

Thẩm quyền hoãn thi hành án dân sự

Theo Khoản 1, 2 Điều 48 Luật Thi hành án Dân sự 2008, được sửa đổi năm 2014, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành án dân sự.

Hồ sơ yêu cầu hoãn thi hành án dân sự

Hồ sơ xin hoãn thi hành án dưới đây được áp dụng cho người phải thi hành án. Để xin hoãn thi hành án dân sự, người phải thi hành án cần chuẩn bị hồ sơ xin hoãn đến người có thẩm quyền kháng nghị để yêu cầu hoãn thi hành án. Gồm có:

  • Đơn xin hoãn thi hành án;
  • Các tài liệu chứng minh điều kiện được hoãn thi hành án;
  • Giấy tờ pháp lý của người phải thi hành án;
  • Các tài liệu khác có liên quan.

Các bước yêu cầu hoãn thi hành án dân sự

Căn cứ theo Điều 48 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về các bước đề nghị hoãn thi hành án dân sự như sau:

Bước 1: Người có thẩm quyền kháng nghị yêu cầu hoãn thi hành án

Người có thẩm quyền kháng nghị yêu cầu hoãn thi hành án ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế. Tuy nhiên, cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được.
  • Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể tự mình ra quyết định hoãn thi hành án khi xét thấy thuộc các trường hợp phải hoãn thi hành án mà không cần có yêu cầu của người có thẩm quyền.
  • Người phải thi hành án nếu xét thấy mình thuộc trường hợp được hoãn thi hành án thì có thể làm đơn xin hoãn gửi đến người có thẩm quyền kháng nghị hoặc thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

Bước 2: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án

Khi thuộc trường hợp phải hoãn thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự tự mình  ra quyết định hoãn thi hành án hoặc sau khi xem xét yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị.

Trường hợp cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định hoãn thi hành án khi xét thấy cần thiết.

Thời hạn ra quyết định hoãn thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án. Trường hợp theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị thì phải ra ngay quyết định hoãn khi nhận được yêu cầu.

Để bảo vệ quyền và lợi ích một cách tối đa của các bên trong vụ án dân sự, thủ tục yêu cầu hoãn thi hành án luôn được chú trọng và thực hiện một cách cẩn thận theo quy định của pháp luật.

Luật sư hướng dẫn thủ tục hoãn thi hành án dân sự

Để thực hiện thủ tục hoãn thi hành án dân sự đúng luật, đầu tiên, quý khách hàng cần lưu ý rằng việc này đòi hỏi sự nắm vững về các quy định và quy trình pháp lý liên quan. Dưới đây là một số dịch vụ luật sư hướng dẫn thủ tục hoãn thi hành án dân sự ma Chuyên tư vấn luật cung cấp, cụ thể:

  • Tư vấn các căn cứ xin hoãn thi hành án dân sự;
  • Tư vấn về quy định và quy trình pháp lý liên quan đến thủ tục hoãn thi hành án dân sự;
  • Hỗ trợ quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ xin hoãn thi hành án;
  • Soạn thảo đơn từ, tài liệu có liên quan đến thủ tục xin hoãn thi hành án dân sự;
  • Thay mặt quý khách hàng làm việc với cơ quan thi hành án;
  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến yêu cầu hoãn thi hành án.

Luật sư tư vấn thủ tục yêu cầu hoãn thi hành án dân sự

Luật sư tư vấn thủ tục yêu cầu hoãn thi hành án dân sự

Thực hiện đúng thủ tục yêu cầu hoãn thi hành án dân sự không chỉ là việc tuân thủ nghĩa vụ pháp lý mà còn để bảo vệ quyền lợi của mình một cách công bằng và minh bạch. Bằng cách tuân thủ chặt chẽ các quy định và thực hiện các bước theo hướng dẫn, khách hàng có thể yên tâm rằng quyền lợi của mình được đảm bảo. Nếu quý khách hàng cần sự hỗ trợ hoặc gặp khó khăn, vui lòng liên hệ luật sư dân sự qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan thi hành án dân sự có thể bạn quan tâm

4.9 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết