Luật Dân sự

Có quyền đòi lại tiền cọc thuê nhà khi chưa ký hợp đồng đặt cọc không

Có quyền đòi lại tiền cọc thuê nhà khi chưa ký hợp đồng đặt cọc không là câu hỏi  được nhiều người quan tâm. Vậy theo quy định của pháp luật thì Có quyền đòi lại tiền cọc thuê nhà khi chưa ký hợp đồng đặt cọc không. Thông thường, bên cho thuê nhà thường sẽ nhận tiền đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, có những trường hợp không thể lấy lại số tiền đặt cọc đã bỏ ra khi xảy ra tranh chấp (còn gọi là mất cọc). Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về trường hợp này.

Tiền đặt cọc thuê nhà có lấy lại được không ?

Tiền đặt cọc thuê nhà có lấy lại được không?

Khái niệm tiền đặt cọc trong hợp đồng thuê

Khái niệm đặt cọc được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng đặt cọc

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khái niệm hợp đồng được quy định tại tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Từ khái niệm trên, có thể hiểu hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ về đặt cọc.

Theo đó, có thể hiểu đặt cọc trong hợp đồng thuê nhà là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện hiện nghĩa vụ bao gồm các đặc điểm:

  • Là sự thỏa thuận giữa các bên để đảm bảo thực hiện giao dịch thuê nhà;
  • Tài sản đặt cọc: là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (do các bên thỏa thuận);
  • Mục đích của việc đặt cọc: Đảm bảo giao kết thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà

>>>>>> Xem thêm: Trường hợp nào được đòi lại tiền đặt cọc khi mua đất

Hình thức

Bộ luật Dân sự 2005 yêu cầu đặt cọc phải được lập thành văn bản (Khoản 1 Điều 358 Bộ luật Dân sự 2005), tuy nhiên Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì yêu cầu này đã bị loại bỏ. Điều này có nghĩa rằng, hiện nay đặt cọc không có yêu cầu về hình thức, các bên có thể  thỏa thuận xác lập giao dịch đặt cọc dưới hình thức phù hợp.

Nội dung

Theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, việc đặt cọc được các bên xác lập thể đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, bao gồm các trường hợp:

  • Trường hợp hợp đồng được giao kết đúng như các bên thỏa thuận, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Trên thực tế, bên thuê thường sử dụng khoản tiền đặt cọc để thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với bên cho thuê.
  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Ở đây, yếu tố lỗi thuộc về bên đặt cọc nên bên nhận đặt cọc có quyền không trả lại tiền đặt cọc cho bên thuê.
  • Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp yếu tố lỗi thuộc về bên cho thuê nên bên thuê phải chịu phạt cọc theo thỏa thuận của các bên.

Hiệu lực của hợp đồng

Các hợp đồng nói chung được xem là có hiệu lực tại thời điểm quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:

  • Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
  • Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về thời điểm có hiệu lực của đặt cọc. Do đó, thời điểm có hiệu lực của đặt cọc được xác định theo nguyên tắc chung theo quy định của Điều 401, Bộ luật Dân sự 2015:

  • Hợp đồng được xem là có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định theo như thỏa thuận của các bên.
  • Trong trường hợp thỏa thuận đặt cọc không cần công chứng chứng nhận thì hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng đặt cọc.
  • Trường hợp thỏa thuận đặt cọc có công chứng, chứng nhận thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm công chứng, chứng nhận.

Cách đòi lại tiền cọc khi xảy ra tranh chấp nhưng không ký hợp đồng

Trong thực tế, có trường hợp vì nhiều nguyên nhân mà bên cho thuê không trả lại tiền đặt cọc đã nhận của bên thuê, sau đây là phương pháp có thể áp dụng để đòi lại tiền cọc khi xảy ra tranh chấp:

Thương lượng, thỏa thuận

Đây là biện pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất. Bên thuê nhà có thể trao đổi với bên cho thuê nhằm thuyết phục về việc trả lại tiền cọc. Tuy nhiên, biện pháp này thường đem lại hiệu quả không cao.

Khởi kiện

Thẩm quyền: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Hồ sơ khởi kiện: các yêu cầu về hồ sơ khởi kiện hiện nay được quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Mẫu đơn khởi kiện: Mẫu đơn 23-DS Ban hành kèm theo theo Nghị quyết số 01/ 2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành biểu mẫu trong Tố tụng dân sự. Nội dung chính của đơn khởi kiện phải đảm bảo theo quy định tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Theo Khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì kèm theo đơn khởi kiện là các Tài liệu, chứng cứ.

Phương thức nộp đơn khởi kiện được quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì  Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia (nếu có).

Cách đòi lại tiền đặt cọc thuê nhà

Như vậy, tùy vào trường hợp cụ thể mà các bên liên quan có thể sử dụng biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

>>>>>> Xem thêm: Lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán chết

Luật sư tư vấn về quyền đòi lại tiền cọc thuê nhà

  • Tư vấn về xây dựng hợp đồng cho thuê, hợp đồng đặt cọc.
  • Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.
  • Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.
  • Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
  • Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
  • Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những hướng dẫn của Luật sư về vấn đề cách lấy lại tiền thuê cọc thuê nhà khi xảy ra tranh chấp. Bài viết phần nào cung cấp được các quy định về khái niệm,hình thức và cách đòi lại tiền cọc.  Nếu còn những thắc mắc về những thông tin khác cũng như những câu hỏi liên quan quý khách hàng có thể liên hệ luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể.

4.6 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết