Lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán chết, sau khi người bán chết, người mua và đồng thừa kế của người bán không muốn thực hiện việc mua bán nhà: Trong trường hợp này, căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc, các đồng thừa kế của người chết sẽ phải trả lại tiền cọc và có thể phải chịu phạt một khoản tiền tương ứng với số tiền đã nhận cọc (nếu trong hợp đồng có thỏa thuận). dưới đây là những trình bày làm rõ.
Lấy lại tiền đặt cọc khi người bán chết
Mục Lục
Đặt cọc là gì ?
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Cơ sở pháp lý điều 328 Bộ luật Dân sự 2015
Các trường hợp được lấy lại tiền đặt cọc ?
Các trường hợp được lấy lại cọc
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền
- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc,
- Trường hợp có thỏa thuận khác.
Cơ sở pháp lý khoản 2 điều 328 Bộ luật Dân sự 2015
Cách lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán chết
Cách lấy lại tiền cọc khi người bán chết
Theo quy định của luật dân sự (cùng với các thỏa thuận nếu có ) về hợp đồng đặt cọc khi hợp đồng đặt cọc đã có hiệu lực pháp luật mà một trong hai bên chết (ở đây là người bán – bên nhận đặt cọc chết) trước khi thực hiện ký hợp đồng mua bán thì người thừa kế sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của người đã mất
Trong các trường hợp được lấy lại tiền cọc được nêu ở trên thì những người thừa kế sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả lại cọc cho bên mua. Như vậy:
- Bên mua (bên đặt cọc) có thể yêu cầu những người thừa kế trả lại tiền đặt cọc cho mình
- Nếu các những người thừa kế không chịu thực hiện nghĩa vụ thì bên mua có thể khởi kiện ra Tòa để yêu cầu những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại.
Cơ sở pháp lý Khoản 2 Điều 328 và điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015
>>> Tham khảo thêm về trường hợp: Cấp số khi người bán đã chết chưa kịp tách sổ, sang tên
Tư vấn cách lấy lại tiền đặt cọc khi mua nhà
- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.
- Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
- Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.
- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự.
- Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
- Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.
- Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.
- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng
Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “Đã đặt cọc mua nhà nhưng chủ nhà chết thì có lấy lại tiền cọc được không”. Hy vọng đã giúp ích được cho quý vị và các bạn trong việc giải quyết vấn đề trên. Nếu còn những thắc mắc những câu hỏi liên quan quý khách hàng có thể liên hệ luật sư tư vấn luật dân sự của chuyên tư vấn luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu.