Luật Lao Động

Được trả các khoản nào khi bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu

Được trả các khoản nào khi bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu đã được quy định trong pháp luật về lao động. Khi các doanh nghiệp có xu hướng thay đổi cơ cấu và khi ấy sẽ có rất nhiều người lao động được cho nghỉ việc. Với người lao động, điều cần quan tâm nhất là các khoản trợ cấp nào sẽ được chi trả, ai phải trả trợ cấp và cần làm gì để được nhận trợ cấp khi bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu nhân sự. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc.

Bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấuBị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu

Những trường hợp doanh nghiệp được phép cho thôi việc

Căn cứ khoản 11 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp được phép cho thôi việc người lao động theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Luật này, cụ thể là các trường hợp sau:

  • Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
  • Khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Như vậy, doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ khi chứng minh được có thay đổi cơ cấu, công nghệ.

Quy định về cho thôi việc do thay đổi cơ cấu

Các hình thức thay đổi cơ cấu, công nghệ

Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 thì những thay đổi sau đây là thay đổi về cơ cấu, công nghệ:

  • Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
  • Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
  • Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

Căn cứ khoản 3 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 thì khi có thay đổi về cơ cấu dẫn đến ảnh hưởng việc làm của nhiều lao động, cụ thể ở đây là cho người lao động nghỉ việc, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động. Nếu có chỗ làm mới thì phải ưu tiên đào tạo lại người lao động.

Cần lưu ý rằng, khi người lao động có căn cứ để cho rằng công ty không chứng minh được việc cho thôi việc là vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ, nghĩa là không thỏa mãn các điều kiện để được xem là thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định pháp luật. Thì người lao động có thể đòi bồi thường do chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Các khoản chi phí người lao động được trả

Căn cứ khoản 5 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 thì trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này. Theo đó,:

  • Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
  • Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

Như vậy, khi công ty cho thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ thì người lao động được trả trợ cấp mất việc theo quy định.

Ngoài ra, người lao động cũng có thể yêu cầu Cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp cho mình nếu người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng phải trả trợ cấp, chi phí khác

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Mục 2 Nghị định 145/2021/NĐ-CP thì Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động là đối tượng phải trả trợ cấp mất việc nếu cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu thời gian làm việc thường xuyên không đủ 12 tháng thì người lao động sẽ không được nhận trợ cấp mất việc.

Ngoài ra, trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 3 Điều này ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm 2013 và Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ- CP thì người lao động sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp nếu có đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó,  Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó tổ chức bảo hiểm xã hội sẽ là đối tượng phải trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

Trình tự, thủ tục nhận trợ cấp, chi phí khác

Nhận trợ cấp khi bị cho thôi việcNhận trợ cấp khi bị cho thôi việc

Bên cạnh trợ cấp mất việc làm từ người sử dụng lao động, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ bảo hiểm xã hội, người lao động cần thực hiện các bước sau:

  1. Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
  2. Bước 2: Trung tâm dịch vụ việc làm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.
  3. Bước 3: Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Cơ sở pháp lý: Điều 17, Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP

>>>Xem thêm: Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động gồm những gì

Luật sư tư vấn các khoản bồi thường khi bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu

Hiện nay, việc người lao động bị cho thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu là phổ biến, nếu không lưu ý kỹ lưỡng về quy định của pháp luật, cũng như thiếu sót trong hồ sơ đề nghị nhận trợ cấp sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của quý khách, vì vậy cần có luật sư để được tư vấn về các vấn đề:

Luật sư hướng dẫn nhận trợ cấp cho người lao độngLuật sư hướng dẫn nhận trợ cấp cho người lao động

  • Tư vấn quy định của pháp luật về cho thôi việc do thay đổi cơ cấu
  • Tư vấn về mức trợ cấp, các khoản trợ cấp được nhận
  • Tư vấn hồ sơ đề nghị để được nhận các khoản trợ cấp
  • Luật sư tham gia tố tụng trong trường hợp bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Trong trường hợp có thay đổi về cơ cấu, đa phần các doanh nghiệp, người sử dụng lao động thường sẽ có xu hướng cho nhân viên thôi việc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người lao động, vì vậy việc nhận các khoản trợ cấp là vô cùng quan trọng để người lao động vượt qua khó khăn. Để được Luật sư tư vấn Luật Lao Động hướng dẫn cụ thể về các khoản trợ cấp khi bị cho thôi việc, quý khách vui lòng liên hệ hotline: 1900636387.

Bài viết liên quan chấm dứt hợp đồng lao động có thể bạn quan tâm

4.91 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết