Luật Lao Động

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật người lao động

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật người lao động không là thắc mắc chung của cả người sử dụng lao động lẫn người lao động. Việc xử lý kỷ luật cần phải tuân thủ đúng quy định mà pháp luật đặt ra. Do đó, nếu việc kỷ luật lao động được thực hiện không đúng quy định sẽ làm phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về vấn đề trên, mời quý khách tham khảo.

Xử lý kỷ luật người lao động

Xử lý kỷ luật người lao động

Công ty có bắt buộc phải ban hành nội quy lao động không?

Pháp luật về lao động quy định về trường hợp ban hành nội quy lao động như sau:

  • Đối với trường hợp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì bắt buộc người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động phải bằng văn bản. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
  • Đối với trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động bằng văn bản. Nhưng người sử dụng lao động và người lao động phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.

Như vậy, trong trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng những nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất phải được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019; khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019; khoản 1 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Người sử dụng lao động có được xử lý kỷ luật người lao động khi không có nội quy lao động không?

Căn cứ khoản 3 Điều 127 Bộ luật Lao động 201, xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định là một trong những hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, đối với trường hợp không bắt buộc phải có nội quy lao động bằng văn bản, người sử dụng lao động chỉ được xử lý kỷ luật người lao động đối với hành vi vi phạm được thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc pháp luật lao động có quy định.

Cần làm gì khi bị xử lý kỷ luật trái luật

Khi bị xử lý kỷ luật lao động trái luật, người lao động có thể thực hiện cách sau đây để đảm bảo quyền và lợi ích của mình:

Thứ nhất, khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật lao động trái luật:

  • Căn cứ Điều 5, Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, khi có căn căn cứ người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động trái luật thì người lao động có quyền khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động.
  • Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn người lao động khiếu nại, tố cáo khi bị chèn ép buộc thôi việc

Thứ hai, hòa giải:

  • Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 khi giải quyết tranh chấp về kỷ luật lao động, các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động.
  • Hòa giải viên lao động sẽ hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
  • Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Thứ ba, giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài lao động:

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Lao động 2019, việc giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài được thực hiện như sau:

  • Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 189 Bộ luật Lao động 2019. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

Thứ tư, khởi kiện ra Tòa án:

  • Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, các bên có quyền lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động.
  • Phán quyết được thực hiện bởi các bản án và quyết định được đưa ra nhân danh ý chí của các cơ quan quyền lực nhà nước, mà việc thi hành chúng được đảm bảo bằng sức mạnh của các cơ quan quyền lực nhà nước;
  • Việc giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án sẽ được tiến hành theo thủ tục tố tụng chặt chẽ. Ngoài ra, Toà án có thể theo thủ tục giám đốc thẩm, giám đốc thẩm để xem xét lại bản án, quyết định của Toà án cấp dưới để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên;
  • Phán quyết của Tòa án có thể bị kháng cáo theo quy định pháp luật.

Thứ năm, tố cáo, tố giác hành vi vi phạm đến Cơ quan có thẩm quyền:

  1. Tố giác tội phạm:
  • Căn cứ Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2015), người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà sa thải trái pháp luật đối với người lao động, cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc, Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức mà gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.
  • Với tội phạm trên, người phạm tội có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  • Qua đó, khi có căn cứ về hành vi vi phạm trên, người lao động có thể tố giác đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an có thẩm quyền để được giải quyết.
  1. Tố cáo hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động:
  • Căn cứ Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu có căn cứ về việc xử lý kỷ luật của người sử dụng lao động là trái luật, người lao động có thể tố cáo hành vi trên đến Ủy ban Nhân dân hoặc Thanh tra lao động cấp có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.
  • Tùy vào mức độ vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 40.000.000 đồng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Trên đây, là các cách giải quyết khi người sử dụng lao động xử lý kỷ luật trái luật. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể lựa chọn cách giải quyết tranh chấp phù hợp và hiệu quả nhất.

Mẫu đơn khiếu nại khi bị xử lý kỷ luật trái pháp luật

Mẫu đơn khiếu nại khi bị xử lý kỷ luật trái pháp luật

Dịch vụ luật sư tư vấn hỗ trợ bảo vệ quyền lợi khi bị kỷ luật trái luật

Nội dung dịch vụ

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động, chúng tôi cung cấp đến khách hàng dịch vụ tư vấn bảo vệ quyền lợi khi bị kỷ luật trái luật với các nội dung sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về kỷ luật lao động;
  • Tư vấn chi tiết về phương án xử lý, giải quyết khi bị xử lý kỷ luật lao động trái luật;
  • Tư vấn các trình tự, thủ tục khiếu nại kỷ luật lao động;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục hòa giải khi yêu cầu hòa giải lao động;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp xử lý kỷ luật lao động;
  • Soạn thảo các loại đơn từ liên quan trong trường hợp cần thiết;
  • Hỗ trợ tư vấn hướng giải quyết có lợi nhất cho khách hàng;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tham gia thương lượng, giải quyết tranh chấp tiền tố tụng hoặc trong quá trình tố tụng tại tòa án;
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là một số nội dung cơ bản, tùy vào tính chất vụ việc và yêu cầu của khách hàng mà phạm vi tư vấn sẽ khác nhau, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Chi phí dịch vụ

Tùy vào nhu cầu của quý khách hàng, Chuyên tư vấn luật cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý sau đây:

  1. Tư vấn ban đầu:
  • Khách hàng sẽ được tư vấn về điều kiện, trình tự, thủ tục, các vấn đề pháp lý cần giải quyết đối với vụ việc của quý khách.
  • Nếu sau buổi tư vấn, quý khách cần chúng tôi thay mặt mình giải quyết vụ việc, phí dịch vụ tư vấn này sẽ được khấu trừ vào phí dịch vụ luật sư trọn gói giải quyết vấn đề;
  1. Dịch vụ trọn gói giải quyết vấn đề:

Phí dịch vụ pháp lý đối với dịch vụ trên được xác định tùy theo từng vụ việc và thường dựa trên các yếu tố sau:

  • Tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc;
  • Thời gian, chi phí đầu tư công sức và kinh nghiệm của Luật sư.

Qua đó, tùy thuộc vào từng loại vụ việc, từng trường hợp cụ thể, phí dịch vụ luật sư cũng sẽ khác nhau.

Trong trường hợp quý khách cần biết rõ chi phí dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng thuê mặt bằng thì có thể liên hệ và gửi thông tin tài liệu đến chúng tôi để nhận được phí dịch vụ cụ thể theo vụ việc, nhu cầu khách hàng.

Tư vấn thủ tục khiếu nại kỷ luật lao động

Tư vấn thủ tục khiếu nại kỷ luật lao động

>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký nội quy lao động mới nhất

Người sử dụng lao động vẫn có thể xử lý kỷ luật lao động khi không có nội quy lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động chỉ được xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm được thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hành vi vi phạm được quy định trong pháp luật về lao động. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần luật sư tư vấn về luật lao động, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900636387 để được hỗ trợ.

Mộ số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

5 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết