Luật Lao Động

Bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. là nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Thực tế, việc người lao động bị đơn phương chấm dứt trái luật diễn ra rất phổ biến. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp của mình, người lao động nên nắm vững các quy định pháp luật về khoản bồi thường mà mình được hưởng. Bài viết sau sẽ tư vấn quy định pháp luật về vấn đề này.

bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng Bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
  • Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

Tuy nhiên, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật?

Tại Khoản 5 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015, khi không thỏa mãn Khoản 1 Điều 428 của bộ luật này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được coi là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Cụ thể như sau:

hậu quả khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Hậu quả khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện. Bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý.

Khi có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công ty

Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động 2019, khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, công ty cho nghỉ việc khi chưa hết hợp đồng thì phải có trách nhiệm bồi thường cho người lao động các chi phí sau đây:

  • Phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày mà người lao động không được làm việc.
  • Bồi thường ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ (lương theo HĐLĐ bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác).
  • Chi trả trợ cấp thôi việc (nếu NLĐ không muốn tiếp tục HĐLĐ)
  • Khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước: trường hợp công ty vi phạm thời hạn báo trước theo quy định tại khoản 2 Điều 36 BLLĐ 2019 

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề “Bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật”. Các công ty, người lao động đang có tranh chấp về hợp đồng lao động vui lòng liên hệ qua hotline 1900 63 63 87 công ty sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

4.7 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết