Luật Lao Động

Trình tự khiếu nại công ty không trả lương như thế nào?

Khiếu nại công ty không trả lương như thế nào là vấn đề người lao động cần biết để xử lý khi công ty không trả lương đúng hạn, trả nhưng không đủ hoặc không trả lương. Việc khiếu nại nhằm để người có thẩm quyền tiến hành xác minh, xem xét và giải quyết hành vi hoặc quyết định để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Trình tự thủ tục và hồ sơ khiếu nại sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.

Khiếu nại công ty không trả lương

Khiếu nại công ty không trả lương

Các nguyên tắc trả lương cho người lao động

Theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:

  • Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
  • Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Như vậy, hành vi không trả lương cho người lao động là vi phạm quy định của pháp luật. Việc trả lương đúng thời hạn là rất quan trọng bởi người lao động cần một khoản tiền để chi trả cho sinh hoạt thường ngày, việc chậm trả lương sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Người lao động khi không được trả tiền lương có thể thực hiện khiếu nại lên lãnh đạo công ty để lãnh đạo công ty có thể xem xét thanh toán đầy đủ tiền lương đúng hạn cho mình. Nếu công ty không thực hiện người lao động có quyền làm đơn gửi ra phòng Lao động Thương binh xã hội nơi công ty có trụ sở để yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết.

Nếu vẫn không giải quyết được người lao động có quyền nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án nhân dân quận huyện nơi công ty có trụ sở.

>>> Xem thêm: Người lao động bị khấu trừ tiền lương khi nào?

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động do không trả lương

Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 thì thời hiệu xử lý hành vi không trả lương cho người lao động:

  • Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Thủ tục khiếu nại hành vi không trả lương của công ty

Hồ sơ khiếu nại

 

Thủ tục khiếu nại

Thực hiện khiếu nại lần đầu

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về thủ tục người lao động khiếu nại về lao động như sau:

Bước 1: Nộp đơn khiếu nại: Người lao động nộp đơn gửi đến người sử dụng lao động đã có quyết định, hành vi về lao động của mình bị khiếu nại.

Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại

  • Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình.
  • Khi thụ lý phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho: Người khiếu nại; Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
  • Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến thì gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại của người lao động thì tiến hành thụ lý đơn.

Bước 3: Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại

Người giải quyết khiếu nại lần đầu tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời.

Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh gồm nội dung chính sau đây:

  • Đối tượng kiểm tra, xác minh;
  • Thời gian tiến hành kiểm tra, xác minh;
  • Người tiến hành kiểm tra, xác minh;
  • Nội dung kiểm tra, xác minh;
  • Kết quả kiểm tra, xác minh;
  • Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại;
  • Nội dung khác (nếu có).

Bước 4: Tổ chức đối thoại lần đầu

  • Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại;
  • Việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
  • Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
  • Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; biên bản đối thoại được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại.
  • Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.

Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người giải quyết khiếu nại lần đầu căn cứ vào kết luận nội dung khiếu nại để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.

Thực hiện khiếu nại lần hai

Mục 5 Chương II Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về khiếu nại tranh chấp lao động cá nhân lần hai như sau:

Bước 1: Nộp đơn khiếu nại

Người lao động nộp đơn khiếu nại lần hai và các tài liệu chứng cứ kèm theo đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.

Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai

  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình , người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết.
  • Người giải quyết khiếu nại lần hai thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho: Người khiếu nại hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến trong trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến.
  • Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

Bước 3: Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần hai

Người giải quyết khiếu nại lần hai tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời.

Người có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại có quyền, nghĩa vụ sau đây:

Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh gồm nội dung chính sau đây:

  • Đối tượng kiểm tra, xác minh;
  • Thời gian tiến hành kiểm tra, xác minh;
  • Người tiến hành kiểm tra, xác minh;
  • Nội dung kiểm tra, xác minh;
  • Kết quả kiểm tra, xác minh;
  • Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại;
  • Nội dung khác (nếu có).

Bước 4: Tổ chức đối thoại lần hai

  • Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
  • Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
  • Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; biên bản đối thoại được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại.

Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào kết luận nội dung khiếu nại để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.

Xử phạt đối với người sử dụng lao động về vi phạm tiền lương

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 22/2022/NĐ thì hành vi vi phạm về không trả lương, tra không đủ, trả trễ hơn so vối thỏa thuận trong hợp đồng cho người lao động sẽ bị xử phạt như sau:

  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
  • Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Đơn khiếu nại công ty không trả lương

Xử phạt vi phạm không trả lương cho người lao động

Vai trò của luật sư khi khiếu nại công ty không trả lương cho người lao động

Luật sư chuyên môn giỏi trong lĩnh vực lao động sẽ hỗ trợ người lao động đòi các quyền lợi hợp pháp của mình khi bị người sử dụng lao động không trả lương:

  • Tư vấn luật lao động về quy chế lương, thưởng, bảo hiểm trong doanh nghiệp
  • Tư vấn về điều kiện trình tự, thủ tục khiếu nại trong tranh chấp lao động
  • Soạn thảo đơn khiếu nại cho khách hàng theo mẫu đơn khiếu nại
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp

Làm gì khi không được trả lương

Luật sư hỗ trợ khiếu nại

Khiếu nại là một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương được pháp luật quy định. Vì vậy, khi rơi vào trường hợp bị người lao động không trả lương thì người lao động có quyền khiếu nại lên chủ thể có thẩm quyền xem xét giải quyết lần đầu, trường hợp sau khi có kết quả giải quyết nhưng người lao động không đồng ý thì có thể tiến hành khiếu nại lầ hai hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền. Khi cần tư vấn về giải quyết tranh chấp lao động hãy liên hệ qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm

4.7 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết