Có thể chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp thay đổi chủ sở hữu là vấn đề nhiều doanh nghiệp và người lao động quan tâm khi cơ sở kinh doanh nới mình làm việc bị đổi chủ. Trong sản xuất, kinh doanh không tránh khỏi những lúc doanh nghiệp gặp rủi ro, khó khăn thậm chí dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp phải chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Khi đó, liệu hợp đồng lao động vẫn còn hiệu lực tiếp tục thực hiện hay mặc nhiên chấm dứt.
Doanh nghiệp thay đổi chủ sở hữu
Mục Lục
- Chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do doanh nghiệp thay đổi chủ sở hữu
- Thủ tục người sử dụng lao động cần thực hiện khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do doanh nghiệp thay đổi chủ sở hữu
- Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Hậu quả pháp lý khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
- Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động
Chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do doanh nghiệp thay đổi chủ sở hữu
Theo quy định tại khoản 11 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) thì một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động là người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 43 BLLĐ 2019, nghĩa là người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc khi chuyển quyền nhượng quyền sở hữu. Tuy nhiên, để cho chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp này cần phải tuân thủ các điều kiện nhất định.
Thủ tục người sử dụng lao động cần thực hiện khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do doanh nghiệp thay đổi chủ sở hữu
Xây dựng phương án sử dụng lao động
Trường hợp chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động.
Các bước xây dựng phương án sử dụng lao động:
- Bước 1: Rà soát, lập danh sách người lao động
- Bước 2: Dự kiến biện pháp và tính toán chế độ, tổng hợp nguồn kinh phí thực hiện phương án:
- Bước 3: Thực hiện công khai, minh bạch phương án sử dụng lao động, trao đổi, lấy ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ( theo khoản 2 Điều 44 BLLĐ 2019)
- Bước 4: Chốt danh sách, tổng hợp, hoàn thiện phương án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bước 5: Trường hợp phương án lao động được thông qua thì phải thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua (khoản 2 Điều 44 BLLĐ 2019).
Sau khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng với người lao động thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ( khoản 1 Điều 47 BLLĐ 2019).
Nội dung của phương án sử dụng lao động:
- Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
- Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
- Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
- Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
Căn cứ: khoản 1 Điều 44 BLLĐ 2019
>>>Xem thêm: Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu tổ chức
Thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng lao động đến người lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 BLLĐ 2019 Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu.
Thông báo bằng văn bản cho người lao động
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên: trường hợp không muốn tiếp tục hợp đồng lao động;
- Chi trả trợ cấp mất việc cho người lao động bị thôi việc do chính sách tái cơ cấu lao động của công ty theo quy định tại Điều 42,43 và 47 BLLĐ 2019;
- Thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của NLĐ;
- Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
- Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Hậu quả pháp lý khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
- Nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động;
- phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được;
- Bồi thường thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;
- Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước nếu vi phạm điều kiện về thời hạn báo trước;
- Trả trợ cấp thôi việc và 1 khoản tiền bồi thường thêm: trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc;
Căn cứ Điều 41 BLLĐ 2019
>>Xem thêm: Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động
Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động
Các tranh chấp về lao động thường gặp phải có thể kể đến như:
- Tranh chấp liên quan đến vxử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
- Tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác;
- Tranh chấp về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể;
- Tranh chấp về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.
- Các tranh chấp khác về lao động.
Tiêu chí tư vấn
Dựa trên các vấn đề pháp lý về lĩnh vực lao động mà khách hàng gặp phải Chuyên tư vấn luật sẽ tư vấn và đưa ra cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải dựa trên những tiêu chí:
- Bảo vệ quyền lợi người lao động;
- Giảm gánh nặng pháp lý cho người sử dụng lao động;
- Hạn chế và triệt tiêu rủi ro pháp lý phát sinh trong lĩnh vực lao động.
Với trình độ chuyên môn cùng kinh nghiệm thực tiễn, dịch vụ luật sư lao động Chuyên tư vấn luật sẽ đưa lời tư vấn, hướng xử lý tối ưu cho khách hàng.
Dịch vụ luật sư bảo vệ quyền lợi cho người lao động
Chấm dứt hợp đông lao động khi thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp được thực hiện theo thủ tục luật định. Chủ doanh nghiệp phải xây dựng phương án sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi của người lao động trước khi chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn pháp luật lao động chi tiết nhất.
Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: