Thủ tục yêu cầu doanh nghiệp chi trả tiền bồi thường tai nạn lao động như thế nào? Khi xảy ra tai nạn lao động trong môi trường làm việc, việc bảo đảm an toàn và đền bù cho người lao động là một trách nhiệm quan trọng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy trình yêu cầu này có thể đòi hỏi một số thủ tục và điều kiện cụ thể để đảm bảo quyền lợi của người lao động được bảo vệ. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quý độc giả về nội dung này.
Hướng dẫn thủ tục yêu cầu doanh nghiệp chi trả tiền bồi thường tai nạn lao động
Mục Lục
Mức bồi thường của doanh nghiệp phải trả khi NLĐ bị tai nạn
Bồi thường tai nạn lao động
Khoản 4 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 (sửa đổi bổ sung khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH) quy định mức bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra với mức như sau:
- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5 % đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
>>> Xem thêm: Giải quyết bài toán khi người lao động khi doanh nghiệp giải thể
Trợ cấp tai nạn lao động
Bên cạnh mức bồi thường tai nạn lao động tại khoản 5 Điều 38 Luật vệ sinh an toàn lao động 2015 còn quy định mức trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của người sử dụng lao động gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định bồi thường tai nạn lao động với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng
Thỏa thuận mức bồi thường với doanh nghiệp
Tai nạn lao động là một điều mà cả người lao động hay người sử dụng lao động đều không mong muốn, đều gây thiệt hại cho hai bên. Tuy nhiên, khi có tai nạn lao động, người thiệt hại nhiều nhất vẫn là người lao động, vì người lao động phải chịu những thiệt hại về sức khỏe có khi cả tính mạng. Vì vậy, để bảo vệ người lao động pháp luật quy định việc bồi thường và trợ cấp khi có tai nạn lao động xảy ra. Đồng thời, với mong muốn cách giải quyết thuận lợi cho các bên, thì pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận khi giải quyết một vấn đề nào đó bao gồm mức bồi thường thiệt hại. Do đó, trong trường hợp này, người lao động có thẻ thỏa thuận mức bồi thường với doanh nghiệp. Khi hai bên không thể thỏa thuận được thì có thể thỏa thuận ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Thỏa thuận mức bồi thường với doanh nghiệp
Khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan:
- Đơn khởi kiện được viết theo mẫu số 23-DS ban hành đính kèm nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015 quy định đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó…
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện như:
-
- Hợp đồng và/hoặc các giấy tờ, biên bản liên quan đến việc giao kết hợp đồng lao động;
- Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng;
- Giấy giám định sức khỏe;
- Các tài liệu chứng cứ chứng khác liên quan…
Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
>> Xem thêm: Pháp luật lao động quy định mức lương tối thiểu như thế nào
Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Căn cứ vào Điều 26, 32 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Điều 35, 37 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 xác định thẩm quyền của Tòa án cấp huyện hay tỉnh như sau:
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân ở cấp sơ thẩm
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động ở cấp sơ thẩm đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Căn cứ vào Điều 39 BLDS 2015 xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Tòa án nhân dân theo lãnh thổ như sau:
- Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về lao động
Như vậy, cần xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân để Tòa án thụ lý và giải quyết tranh chấp lao động.
Thủ tục khởi kiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Người khởi kiện chuẩn bị các tài liệu khởi kiện như đã nêu ở trên.
Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện
Sau khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện như đã đề cập ở mục trên, người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án bằng một trong các hình thức sau, theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
- Nộp trực tiếp tại Tòa.
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (gửi qua bưu điện).
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Xử lý đơn khởi kiện
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 4: Thụ lý vụ án
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
(Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Bước 5: Chuẩn bị xét xử
Căn cứ điều 203 khoản 1 mục a Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử đối với những tranh chấp về hôn nhân và gia đình là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;
- Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
- Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
- Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
- Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.
Sau khi thực hiện các công việc trong phạm vi quyền hạn của mình, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
- Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đưa vụ án ra xét xử.
Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
- Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đưa vụ án ra xét xử.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
(Căn cứ khoản 3, 4 Điều 203, Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Tòa án có thẩm quyền giải quyết
>>> Xem thêm: Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm có phải tai nạn lao động
Tư vấn hỗ trợ người lao động về yêu cầu bồi thường tai nạn lao động
Trong quan hệ lao động, người lao động thường rơi vào thế yếu khi xảy ra các vấn đề tranh chấp trong lao động. Đặc biệt khi phát sinh tai nạn lao động, người sử dụng lao động thường có thái độ hời hợt, trốn tránh trách nhiệm.
Do đó, luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn hỗ trợ người lao động về yêu cầu bồi thường tai nạn lao động:
- Giải đáp cho Quý khách hàng về mức bồi thường khi bị tai nạn trong quá trình lao động;
- Cung cấp thông tin về điều kiện để được bồi thường, trợ cấp;
- Tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong lao động;
- Luật sư thay mặt, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.
Người lao động bị thương hoặc gặp phải hậu quả do tai nạn lao động có quyền yêu cầu doanh nghiệp chi trả tiền bồi thường để giúp họ phục hồi sức khỏe và tái thiết cuộc sống. Trên đây là một số hướng thủ tục yêu cầu doanh nghiệp chi trả tiền bồi thường tai nạn lao động. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật lao động chi tiết. Xin cảm ơn.
>>>Bài viết có thể bạn quan tâm: