Luật Lao Động

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu tổ chức

Khi công ty thay đổi cơ cấu tổ chức dẫn đến việc cắt giảm nhân sự thì phải tiến hành thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật lao động. Để đảm bảo việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật, người sử dụng lao động cần lưu ý một số thông tin quan trọng liên quan. Cụ thể ra sao, mời quý độc giả theo dõi nội dung tư vấn dưới bài viết.

Thay đổi cơ cấu tổ chức là gì?
Thay đổi cơ cấu tổ chức là gì?

>>> Xem thêm: Có thể chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp thay đổi chủ sở hữu?

Thế nào là thay đổi cơ cấu, tổ chức, công nghệ?

Căn cứ theo khoản 1,2 Điều 42 BLLĐ 2012, những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

  • Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
  • Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
  • Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
  • Vì lý do kinh tế (khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc hực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế ) mà công ty thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động, cắt giảm nhân sự.

Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 36 BLLĐ 2012, người sử dụng lao động có thể cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Để biết thêm về các trường hợp còn lại người sử dụng lao động được quyền cho người lao động thôi việc, vui lòng xem tại: Trường hợp người sử dụng lao động được quyền cho thôi việc.

Như vậy, khi viện dẫn lý do cho người lao động thôi việc vì thay đổi cơ cấu tổ chức, người sử dụng lao động phải chứng minh được công ty thay đổi cơ cấu thuộc một trong các trường hợp tại Khoản 1,2 Điều 42, tránh rơi vào tình trạng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và chịu các nghĩa vụ bồi thường.

Thủ tục cho người lao động thôi việc

Cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu tổ chức
Cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu tổ chức

Căn cứ theo Điều 42, Điều 44 BLLĐ 2012, trường hợp thay đổi cơ cấu mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện các thủ tục sau:

Bước 1: Thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Bước 2: Xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động, cụ thể:

  • Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng;
  • Số lượng và danh sách người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
  • Số lượng và danh sách người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
  • Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
  • Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
  • Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng

Bước 2:  Trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Bước 3:  Kể từ ngày được thông qua, phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày

Bước 4: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính

  • Trả TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM cho người lao động
  • Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
  • Chốt sổ BẢO HIỂM XÃ HỘI và trả lại những giấy tờ mà công ty đang giữ
  • Thanh toán trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao độngtrường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Hướng dẫn viết mẫu thông báo cắt giảm nhân sự

Trước khi cắt giảm nhân sự phải thông báo cho người lao động biết
Tổ chức là gì, timviec365.com

Mẫu thông báo cắt giảm nhân sự bao gồm các nội dung sau:

  • Ghi họ tên, chức vụ, vị trí việc làm của người lao động bị chấm dứt hợp đồng;
  • Thời gian chấm dứt;
  • Lý do về việc chấm dứt hợp đồng (thu hẹp kinh doanh, sản xuất dù đã cố gắng tìm mọi biện pháp khắc phục, thay đổi cơ cấu,…)
  • Nghĩa vụ của người lao động trước khi chấm dứt hợp đồng ( bàn giao tài sản, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công việc tại công ty )
  • Cam kết thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến người lao động mà công ty chưa thanh toán trong thời hạn từ 07 ngày đến 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Trả lại sổ Bảo hiểm xã hội cùng các loại giấy tờ khác đã giữ của người lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thủ tục chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu tổ chức. Mọi ý kiến thắc mắc liên quan đến quy trình chấm dứt hoặc gặp khó khăn trong việc soạn thảo các mẫu thông báo, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn Luật doanh nghiệp giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.7 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết