Luật Dân sự

Nguyên tắc xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự

Chứng cứ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và trong tố tụng dân sự nói riêng. Vậy nguyên tắc xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các quy định của pháp luật về cách xác định chứng cứ được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự.

Chứng cứ trong tố tụng dân sự

Chứng cứ trong tố tụng dân sự

>>Xem thêm: Giá trị làm chứng cứ của vi bằng trong vụ án dân sự

Chứng cứ và đặc điểm của chứng cứ

Chứng cứ là gì?

Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Đặc điểm của chứng cứ

  • Thứ nhất là tính khách quan, chứng cứ trong tố tụng dân sự phải có thật và tồn tại độc lập với ý chí con người. Con người không thể ngụy tạo các chứng cứ để đem lại lợi ích cho bản thân trong vụ việc dân sự.

Đặc điểm của chứng cứ

Đặc điểm của chứng cứ

>> Xem thêm: Nội dung phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong vụ án tranh chấp dân sự

  • Thứ hai là tính liên quan của chứng cứ. Đây là một trong những thuộc tính quan trọng của chứng cứ. Khi sử dụng thông tin, tài liệu để làm chứng cứ trong tố tụng dân sự thì phải xác định được những chứng cứ đó có làm sáng tỏ một hoặc một số tình tiết trong vụ việc dân sự hay không.
  • Thứ ba là tính hợp pháp của chứng cứ. Để những thông tin, sự kiện, tài liệu trở thành chứng cứ trong tố tụng dân sự thì những thông tin, tài liệu, sự kiện này phải được thu thập theo trình tự quy định của pháp luật.

Ý nghĩa của chứng cứ

Chứng cứ là cơ sở để đương sự trong vụ án dân sự dùng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Là cơ sở để cơ quan tố tụng đưa ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của đương sự.

>> Xem thêm: Thời hạn nộp chứng cứ cho Tòa án trong vụ án dân sự

Nguồn của chứng cứ

Nguồn của chứng cứ

Nguồn của chứng cứ

Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì chứng cứ có thể thu thập từ các nguồn sau đây:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử
  • Vật chứng
  • Lời khai của đương sự
  • Lời khai của người làm chứng
  • Kết luận giám định
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ
  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập
  • Văn bản công chứng, chứng thực
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định

Cách xác định cụ thể

Theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật tố tụng dân sự thì chứng cứ được xác định như sau:

  • Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
  • Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
  • Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  • Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
  • Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
  • Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  • Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  • Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định

>> Xem thêm: Thủ Tục Giám Định Chữ Ký, Chữ Viết Trong Vụ Án Dân Sự

Quyền của đương sự trong việc thu thập chứng cứ

Theo quy định về quyền của đương sự trong tố tụng dân sự tại Điều 70, đương sự trong các vụ việc dân sự có quyền

  • Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình;
  • Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản;
  • Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự.

Trên đây là bài viết về cách xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự. Nếu quý độc giả có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn những vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng dân sự hãy liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

4.63 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết