Luật Dân sự

Giá trị làm chứng cứ của vi bằng trong vụ án dân sự

Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ theo Bộ luật Tố tụng dân sự nếu được ghi bằng văn bản, thiết bị âm thanh, hình ảnh hoặc lời khai tại phiên tòa. Việc yêu cầu Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận lời trình bày sẽ giúp tăng tính xác thực cho lời khai của người làm chứng. Như vậy, giá trị làm chứng cứ của vi bằng trong vụ án dân sự được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc vấn đề liên quan. giá trị làm chứng của vi bằng trong vụ án dân sự

Giá trị làm chứng của vi bằng trong vụ án dân sự

Giá trị pháp lý của vi bằng

Căn cứ theo Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì giá trị pháp lý của vi bằng được thể hiện như sau:

  • Vi bằng có giá trị pháp lý là nguồn nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Đồng thời là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
  • Lưu ý: Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Như vậy, giá trị chứng cứ của Vi bằng thể hiện ở chỗ: Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi có thật mà Thừa phát lại chứng kiến, trong đó, Thừa phát lại mô tả lại những gì mình thấy được, nghe được, ngửi được…, kèm theo có thể là hình ảnh, đoạn ghi hình, đoạn ghi âm để làm rõ thêm. Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về tính xác thực về những gì mình đã ghi nhận trong vi bằng, do đó, vi bằng của Thừa phát lại đảm bảo tính khách quan của sụ kiện, hành vi mà Thừa phát lại ghi nhận.

>>>Xem thêm: Phân biệt công chứng, chứng thực và lập vi bằng

Điều kiện trở thành chứng cứ trong vụ án dân sự

Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản như sau:

Về hình thức:

Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định: Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
  • Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
  • Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này. Như vậy, hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính Thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng hình thức và nội dung của vi bằng

Hình thức và nội dung của Vi bằng

>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp nhà cho mượn theo hình thức lập vi bằng

Về nội dung:

Tính khách quan

  • Vi bằng có tính khách quan bởi vi bằng là cơ sở để ghi nhận các sự kiện, hành vi do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Đó là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do Thừa phát lại lập. Thừa phát lại cũng không được có bất kỳ hành động hay yêu cầu gì can thiệp vào quá trình, sự việc lập vi bằng.

Tính liên quan

  • Vi bằng có tính liên quan bởi Vi bằng được Tòa án dựa vào để xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật (Trừ các trường hợp không được lập vi bằng theo Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP).
  • Vi bằng do Thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật để dùng làm chứng cứ xem xét giá trị chứng minh trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Từ đó khẳng định tính xác thực, có thật của các tình tiết, sự kiện trong vụ án dân sự. Căn cứ vào tính liên quan của Vi bằng mà từ đó bảo đảm được cho việc giải quyết vụ việc được nhanh chóng và đúng đắn

Tính hợp pháp

  • Vi bằng của Thừa phát lại lập có tính hợp pháp bởi nó chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, vi bằng không chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch
  • Thừa phát lại không được lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp…; khi lập vi bằng, Thừa phát lại có trách nhiệm giải thích cho người yêu cầu lập vi bằng hiểu rõ các quy định pháp luật về vi bằng và giá trị pháp lý của vi bằng.

Thông tin liên hệ luật sư

thông tin liên hệ luật sư

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

>>Xem thêm: Hình thức tư vấn bằng thư cho doanh nghiệp của luật sư mùa Covid

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến “Giá trị làm chứng của vi bằng trong vụ án dân sự”. Nếu bạn còn các vướng mắc nào khác, vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để tham khảo một các chi tiết và kịp thời. Theo đó, bạn còn có thể liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 hoặc qua email: chuyentuvanluat@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

4.6 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết