Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Tranh chấp thừa kế quyền tác giả, xử lý như thế nào?

Tranh chấp thừa kế quyền tác giả, xử lý như thế nào? là câu hỏi được đặt ra khi không biết phải giải quyết tranh chấp theo quy định của Bộ luật Dân sự hay Luật Sở hữu trí tuệ. Người thừa kế của người để lại di sản là quyền tác giả cần làm gì để khai nhận di sản và hạn chế xảy ra tranh chấp. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cho quý độc giả về nội dung trên.

Tranh chấp quyền thừa kế tác giả

Quyền tác giả có phải di sản thừa kế hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Di sản thừa kế được quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản chung của người chết trong tài sản chung với người khác. Cũng theo Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022), quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Ngoài ra Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) có nêu rằng tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này. Điều này có nghĩa là quyền tác giả chỉ có thể được để thừa kế theo các quyền sau đây:

  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp;
  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình;
  • Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

Như vậy, quyền tác giả có thể là di sản thừa kế. Tuy nhiên, quyền tác giả chỉ có thể được thừa kế theo các nội dung đã đề cập ở trên.

Quy định pháp luật dân sự về thừa kế

Quyền thừa kế được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu như sau:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Về thời điểm, địa điểm mở thừa kế:

  • Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
  • Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Căn cứ pháp lý: Điều 609, 610, 611 Bộ luật Dân sự 2015.

>> Xem thêm: Chia thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúcThừa kế theo di chúc

Theo quy định của pháp luật thì di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết theo điều 624 Bộ luật Dân sự 2015.

Về hiệu lực của di chúc, Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

>> Xem thêm: Di chúc có hiệu lực khi nào?

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp được được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di sản;
  • Phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền được hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Vậy, trường hợp tác phẩm thuộc các trường hợp trên đây thì sẽ được thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, người được hưởng thừa kế đối với tác phẩm phải thuộc trong hàng thừa kế quy định tại điều 651 Bộ Luật dân sự, đủ điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế quyền sở hữu trí tuệ

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

  • Thẩm quyền tòa án: Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. (Khoản 5 điều 26 BLTTDS 2015).
  • Cấp tòa án: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về thừa kế tài sản. (Khoản 2 điều 36 BLTTDS 2015).

Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì hồ sơ khởi kiện bao gồm:

Đơn khởi kiện theo Mẫu 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.

Các giấy tờ chứng minh nhân thân:

  • Giấy khai sinh,
  • Chứng minh thư nhân dân,
  • Giấy chứng nhận kết hôn,
  • Sổ hộ khẩu,
  • Giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai các di sản;

Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; bản gốc bản thảo, thiết kế

Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (Nếu có).

Trình tự thủ tục

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện như đã đề cập ở mục trên, người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án bằng một trong các hình thức sau, theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa.
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (gửi qua bưu điện).
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Xử lý đơn khởi kiện

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Thụ lý vụ án

  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

(Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Bước 4: Tiến hành hòa giải.

Nguyên tắc tiến hành hòa giải thực hiện theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, theo đó:

  • Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
  • Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đưa vụ án ra xét xử.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

(Căn cứ khoản 3, 4 Điều 203, Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Lưu ý: Trong trường hợp có những tình tiết khác hoặc yêu cầu khác của các bên khi giải quyết vụ án, trình tự xét xử vụ án dân sự sẽ được điều chỉnh và căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về tranh chấp thừa kế quyền sở hữu trí tuệ

Tư vấn tranh chấp thừa kế quyền sở hữu trí tuệTư vấn tranh chấp thừa kế quyền sở hữu trí tuệ

  • Tư vấn soạn thảo đơn tranh chấp thừa kế.
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp di sản là quyền sở hữu trí tuệ.
  • Đại diện ủy quyền thực hiện các công việc trong quá trình khởi kiện.
  • Luật sư hướng dẫn trình tự thủ tục tố tụng.
  • Luật sư tư vấn cách thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh quyền thừa kế di sản.
  • Luật sư tham gia phiên tòa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Khi xảy ra tranh chấp thừa kế quyền tác giả, bên bị xâm phạm quyền lợi cần chuẩn bị tài liệu, chứng cứ chứng mình quyền của mình sau đó tiến hành thương lượng, khởi kiện ra Tòa. Theo đó, việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp sẽ được thực hiện tốt hơn khi nhờ luật sư khởi kiện chia tài sản thừa kế tham gia bảo vệ tại Tòa. Nếu cần được tư vấn luật sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 728 bài viết