Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng là tờ khai cần phải có trong hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Bên cạnh đó, thủ tục đăng ký bảo hộ về giống cây trồng phải được thực hiện đúng theo quy định về cơ quan có thẩm quyền, đơn xin, quy trình đăng ký và danh mục loại cây trồng được bảo hộ. Trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp các vấn đề về quy trình cũng như mẫu đơn đăng ký bảo hộ về giống cây trồng.
Đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Mục Lục
Điều kiện về giống cây trồng được bảo hộ
Theo Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022), quy định về điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ là:
- Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển;
- Có tính mới;
- Tính khác biệt;
- Tính đồng nhất;
- Tính ổn định;
- Có tên phù hợp.
Như vậy, giống cây trồng, được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, đều phải đáp ứng tất cả các điều kiện về tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp để được đăng ký bảo hộ.
Điều kiện đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Thẩm quyền thực hiện đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Theo Điều 20 Nghị định 88/2010/NĐ-CP, thì thẩm quyền thực hiện đăng ký bảo hộ giống cây trồng được quy định như sau:
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng đối với giống cây trồng đăng ký bảo hộ đáp ứng các điều kiện theo quy định. Phải công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ký quyết định cấp bằng bảo hộ.
Sau 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ được đăng trên tạp chí chuyên ngành (nếu không nhận được ý kiến khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ), cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiến hành cấp bằng bảo hộ giống cây trồng cho người nộp đơn và vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền để thực hiện đăng ký bảo hộ giống cây trồng là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quy trình thực hiện
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, trình tự thực hiện đăng ký bảo hộ giống cây trồng có bốn bước như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ.
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng hình thức:
- Trực tiếp;
- Gửi qua bưu chính;
- Qua môi trường điện tử.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;
Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính:
- Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử:
- Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ;
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Thẩm định hình thức hồ sơ
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thẩm định hình thức đơn trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đơn để xác định tính hợp lệ của đơn. Đơn đăng ký bảo hộ không được coi là hợp lệ trong các trường hợp sau:
- Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức theo quy định;
- Giống cây trồng nêu trong đơn không thuộc loài cây trồng có tên trong Danh mục loài cây trồng được bảo hộ;
- Đơn do người không có quyền đăng ký nộp, kể cả trường hợp quyền đăng ký thuộc nhiều tổ chức, cá nhân, nhưng một hoặc nhiều người trong số đó không đồng ý thực hiện việc đăng ký.
Khi đó cơ quan nhà nước có quyền thực hiện các thủ tục sau:
- Thông báo từ chối chấp nhận đơn đối, trong đó nêu rõ lý do từ chối: giống cây trồng không nằm trong Danh mục hay đơn do người không có quyền đăng ký nộp;
- Thông báo cho người đăng ký khắc phục những thiếu sót trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu về hình thức và ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng ký phải khắc phục các thiếu sót đó;
- Thông báo từ chối chấp nhận đơn, nếu người đăng ký không khắc phục thiếu sót hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối thông báo.
Thông báo chấp nhận đơn, yêu cầu người đăng ký gửi mẫu giống đến cơ sở khảo nghiệm để tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật và thực hiện thủ tục thẩm định nội dung đơn đăng ký nếu đơn hợp lệ hoặc người đăng ký khắc phục thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối thông báo.
Cơ sở pháp lý: Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022)
Bước 4: Công bố đơn đăng ký
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 177 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) thì trường hợp đơn được chấp nhận hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày đơn được chấp nhận. Theo đó, nội dung công bố đơn gồm số đơn, ngày nộp đơn, đại diện (nếu có), người đăng ký, chủ sở hữu, tên giống cây trồng, tên loài cây trồng, ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Bước 5:Thẩm định nội dung đơn đăng ký
Việc thẩm định nội dung đơn đăng ký được thực hiện theo quy định tại Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022)
- Thẩm định tính mới và tên gọi phù hợp của giống cây trồng;
- Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng (khảo nghiệm DUS).
Khảo nghiệm kỹ thuật là tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng. Việc khảo nghiệm kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân có năng lực tiến hành khảo nghiệm giống cây trồng thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian thẩm định kết quả khảo nghiệm là 90 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật.
Bước 6: Cấp bằng bảo hộ đối với giống cây trồng
Mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới nhất
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 79/2023/NĐ-CP, tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng phải theo quy định tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này và từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai.
Vì vậy, khi thực hiện đăng ký bảo hộ giống cây trồng phải thực hiện tờ khai theo đúng quy định đã được đưa ra. Bạn có thể tham khảo Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng, theo Mẫu số 01 của Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT 2023 ngày 22/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
>> Tải mẫu: Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực khi nào?
Theo Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022), Bằng bảo hộ giống cây trồng:
- Có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
- Có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây leo thân gỗ;
- Đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
Như vậy, hiệu lực cao nhất của Bằng bảo hộ giống cây trồng là hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho và hết 20 năm đối với các giống cây khác, tính từ ngày cấp Bằng.
Luật sư tư vấn về đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Các luật sư của Chuyên tư vấn luật cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau:
- Tư vấn, soạn thảo tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
- Tư vấn, soạn thảo và hỗ trợ các giấy tờ, tài liệu liên quan đến đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
- Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
- Hỗ trợ nhận gửi tờ khai, giấy tờ và tài liệu có liên quan đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý khác có liên quan.
Tư vấn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Điều kiện để giống cây trồng được đăng ký bảo hộ là phải đáp ứng hết các yêu cầu chung theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký và tờ khai ở trong hồ sơ cũng phải được thực hiện đúng theo quy định. Bài viết trên đã làm rõ về thông tin và quy trình đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn về sở hữu trí tuệ thì khách hàng vui lòng liên hệ Chuyên tư vấn luật theo số Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ một cách chi tiết và hiệu quả.