Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo thủ tục mới nhất năm 2024

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc làm cần thiết và ngày càng được cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế quan tâm. Tại Việt Nam, nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ độc quyền thông qua việc đăng ký, trừ các nhãn hiệu nổi tiếng. Để tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trước hết phải tìm hiểu về hồ sơ, thủ tục và chủ thể có thẩm quyền giải quyết. Những thông tin chi tiết về vấn đề này sẽ được thông tin trong bài viết dưới đây. 

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 

Nhãn hiệu là gì?

  • Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
  • Nhãn hiệu được hiểu đơn giản là bất kì từ, chữ cái, con số, hình ảnh, hình dáng, nhãn mác được thể hiện độc lập hoặc có sự kết hợp của các yếu tố này.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

  • 2 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-Nh Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
  • 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (phải có trong tờ khai)
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu Công ty thụ hưởng quyền đó từ người khác.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí

CSPL: Khoản 7a Điều 1 Thông tư số 16/2016/ TT-BKHCN và Khoản 7.1, Điều 7,  mục 1 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu như:

  • Quy chế sử dụng, bản thuyết minh về tính chất sản phẩm, bản đồ khu vực địa lý,
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép sử dụng địa danh để đăng ký nhãn hiệu;
  • “Giấy uỷ quyền” (nếu có);
  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu có);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có).

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam

Nếu như chủ thể là cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc có thể thông qua đại diện sở hữu trí tuệ để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Quy trình thực hiện thông qua các bước sau:

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký
  2. Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
  3. Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
  4. Bước 4: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng
  5. Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài

Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn thông qua tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp được phép hoạt động tại Việt Nam.

Quy trình thực hiện thông qua các bước sau:

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký
  2. Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
  3. Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
  4. Bước 4: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng
  5. Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Phạm vi lãnh thổ bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi quốc gia mà nhãn hiệu đó được cấp giấy chứng nhận.

Do đó, cần xác định quốc gia xin bảo hộ để tránh trường hợp khi tham gia vào thị trường quốc tế thì nhãn hiệu lại không được bảo hộ tại quốc gia sở tại.

>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế và logo công ty

Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Chuyên Tư Vấn Luật

Các luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn trong các nội dung sau:

  • Tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và các thủ tục pháp lý liên quan
  • Tư vấn cách thức thiết kế nhãn hiệu cho phù hợp với hàng hóa/dịch vụ dự kiến đăng ký
  • Thực hiện việc phân nhóm ngành đăng ký theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ cần thiết và soạn thảo đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật
  • Hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, đại diện cho quý khách nộp và theo dõi đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
  • Giúp khách hàng soạn thảo công văn khiếu nại trong trường hợp doanh nghiệp nhận được quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ
  • Nộp lệ phí cấp văn bằng, nhận văng bằng và bàn giao cho Quý khách
  • Tư vấn, giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu đã được cấp văn bằng
  • Thực hiện thủ tục chuyển nhượng văn bằng đã được cấp cho chủ thế khác
  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý khác

Câu hỏi thường gặp khi đăng ký bảo hộ thương hiệu

Câu hỏi thường gặp khi đăng ký bảo hộ thương hiệu

Câu hỏi thường gặp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Tại sao cần phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu?

Tra cứu nhãn hiệu nhằm mục đích biết được nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký hay không. Từ đó mới xác định được nhãn hiệu doanh nghiệp có hợp lệ để đăng ký lên Cục Sở hữu trí tuệ.

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu?

  • Giúp bạn nâng tầm giá trị sản phẩm, dịch vụ
  • Độc quyền sử dụng nhãn hiệu góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng
  • Bảo vệ nhãn hiệu khỏi xâm phạm

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
  1. Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  2. Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
  • Người có quyền đăng ký quy định trên, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  • Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”

CSPL: Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009.

Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn bao lâu?

  • Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn
  • Nếu muốn được tiếp tục bảo hộ, chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu. Mỗi lần gia hạn, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ thêm 10 năm và không hạn chế số lần gia hạn.
  • Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư và Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với nhãn hiệu trong đăng ký quốc tế đó hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày kết thúc thời hạn mười hai tháng tính từ ngày Văn phòng quốc tế ra thông báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu đó chỉ định Việt Nam, tính theo thời điểm nào sớm hơn. Thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế nhãn hiệu được tính theo quy định của Nghị định thư và Thỏa ước Madrid.

Cơ sở pháp lý: Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra khá phức tạp cần có sự am hiểu quy định pháp luật. Khi thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà không có sự chuẩn bị thật kỹ về hồ sơ cũng như xác định trình tự thực hiện sẽ gây kéo dài việc đăng ký. Nếu khách hàng cần tư vấn, sử dụng dịch vụ luật sư thì hãy liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật sở hữu trí tuệ.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

5 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 786 bài viết