Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Luật sư tư vấn khởi kiện bồi thường xâm phạm bản quyền tác giả

Khởi kiện bồi thường xâm phạm bản quyền tác giả là quyền lợi của tác giả khi quyền tác giả được bảo hộ và các quyền liên quan bị xâm phạm. Việc khởi kiện bồi thường cần tuân theo các quy định của pháp luật Dân sự hiện hành. Chuyên tư vấn luật luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp, tư vấn hồ sơ, thủ tục, trình tự khởi kiện cho quý khách hàng.

Quyền tác giả bị xâm phạm gây thiệt hại cho tác giả

Quyền tác giả bị xâm phạm gây thiệt hại cho tác giả

Quyền tác giả được bảo hộ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009: quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Trong đó, quyền tác giả được bảo hộ bao gồm: Quyền nhân thân và Quyền tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 18  Luật sở hữu trí tuệ 2005.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Quyền nhân thân

Quyền nhân thân trong nội dung quyền tác giả được hiểu là những quyền thuộc về của riêng tác giả, quyền nhân thân là quyền gắn liền với tác giả. Quyền nhân thân bao gồm:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
  • Công bố tác phẩm, cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm thông qua việc không để cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào.

Cơ sở pháp lý: Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

Quyền tài sản

Quyền tài sản là độc quyền của tác giả cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình để hưởng lợi ích vật chất trong quá trình sử dụng đó. Khác với quyền nhân thân quyền tài sản chỉ được bảo hộ trong một thời hạn nhất định. Quyền tài sản gồm:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn trực tiếp hoặc gián tiếp tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, trừ trường hợp sao chép để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hoặc sao chép tạm thời
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm thông qua bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu khác trừ trường hợp phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối bản gốc, bản sao do chủ sở hữu thực hiện hoặc đã được cho phép thực hiện phân phối;
  • Phát sóng, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính trừ trường hợp chương trình máy tính không phải là đối tượng của việc cho thuê.

Cơ sở pháp lý: Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

Quy định của Luật sở hữu trí tuệ về Quyền tác giả

Quy định của Luật sở hữu trí tuệ về Quyền tác giả

Thời điểm bảo hộ quyền tác giả

Các quyền nhân thân:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành quy định các quyền này được bảo hộ vô thời hạn kể từ thời điểm tác giả đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

Đối với quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản sẽ có thời hạn bảo hộ tùy vào từng trường hợp cụ thể:

  • Nếu các tác phẩm là điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh thì thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ thời điểm công bố lần đầu tiên của tác phẩm.
  • Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ thời điểm định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ thời điểm định hình;
  • Đối với những tác phẩm khuyết danh khi xuất hiện các thông tin về tác giả thì sẽ được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau khi tác giả qua đời. Tác phẩm đổng tác giả thì được bảo hộ đến khi hết 50 năm sau khi đồng tác giả cuối cùng chết.

Lưu ý: Bảo hộ quyền tác giả sẽ chấm dứt vào 24h ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

CSPL: Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

>>> Xem thêm: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Các hành vi xâm phạm bản quyền tác giả

Xâm phạm bản quyền tác giả bao gồm các hành vi sau:

  • Xâm phạm Quyền nhân thân;
  • Xâm phạm quyền tài sản;
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tại các điều 25, 25a và 26 Luật Sở hữu trí tuệ;
  • có ý hủy hoại hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả của mình;
  • Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu, hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả;
  • Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xâm phạm quyền tác giả;
  • Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xâm phạm quyền tác giả.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian tại điểm b khoản 3 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ

CSPL: Điều 25, 26, 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022

>>> Xem thêm: Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?

Căn cứ yêu cầu bồi thường khi bị xâm phạm quyền tác giả

Khi một tác phẩm được bảo hộ bị xâm phạm, để có thể yêu cầu bồi thường cần phải có đủ các căn cứ:

  • Có hành vi cố ý xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của tác giả.
  • Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra thiệt hại trên thực tế.

Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả được xác định theo một trong các căn cứ sau:

  • Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả nếu khoản này chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm;
  • Mức bồi thường thiệt hại vật chất do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra theo cách tính khác nhưng phải phù hợp với quy định pháp luật;
  • Mức bồi thường do Tòa án ấn định tủy thuộc vào mức độ thiệt hại nhưng không quá 500 triệu đồng nếu không thể xác định bằng 1 trong 3 căn cứ nếu trên.

CSPL: khoản 6 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, khoản 1 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019, khoản 2 mục I phần B Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/4/2008

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại khi quyền tác giả được bảo hộ bị xâm phạm là tranh chấp về dân sự đối với tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và tranh chấp về kinh doanh thương mại đối với tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Do đó thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp này sẽ tuân theo quy định tại Phần thứ hai và Phần thứ ba của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Xâm phạm quyền tác giả là tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm đối với các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ. Do đó tranh chấp về quyền tác giả mà không vì mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.

Riêng đối với các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau mà các bên đều có mục đích lợi nhuận theo quy định của khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết sơ thẩm đối với tranh chấp này thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39.

Do đó tùy từng trường hợp mà thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở.

Khởi kiện khi quyền tác giả bị xâm phạm

Khởi kiện khi quyền tác giả bị xâm phạm

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện được thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

  • Đơn khởi kiện viết theo mẫu số 23-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng thẩm phán ban hành.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh.
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Trình tự nộp đơn và quy trình giải quyết của Tòa án

Bước 1: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thông qua 3 phương thức:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (bưu điện);
  • Gửi qua Cổng Dịch vụ Công Quốc gia (nếu có).

Bước 2: Chánh án Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 phân công Thẩm phán xem xét thụ lý vụ án. Sau khi được phân công Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;
  • Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác Thẩm phán phải chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện;
  • Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Thẩm phán được phân công trả lại đơn khởi kiện.
  • Sau khi xem xét nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện đến Tòa làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.e

Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo nguyên tắc được quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Nếu vụ việc thuộc các trường hợp không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 hoặc vụ việc giải quyết theo thủ tục rút gọn Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải.

  • Nếu các bên tiến hành hòa giải thành Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
  • Nếu các bên không thỏa thuận được phương án giải quyết hoặc chỉ thỏa thuận được một phần của tranh chấp Tòa án đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bước 4: Tòa án đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo quy định tại Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và viện kiếm sát cùng cấp.

>>> Xem thêm: Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả

Luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi khi bị xâm phạm quyền tác giả

Chuyên tư vấn luật cung cấp các dịch vụ tư vấn, giải đáp pháp lý, hỗ trợ khởi kiện khi khách hàng bị xâm phạm quyền tác giả:

  • Tư vấn phương án giải quyết;
  • Giải đáp, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả;
  • Hỗ trợ, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện;
  • Định hướng quá trình giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợi khách hàng.
  • Tư vấn điều kiện xác định hành vi xâm phạm đến quyền tác giả;
  • Đại diện khách hàng tham gia trong tụng tại Tòa án;
  • Tư vấn khách hàng thu thập chứng cứ quyền tác giả bị xâm phạm;
  • Tư vấn các bước xử lý khi quyền tác giả bị xâm phạm;
  • Thay mặt khách hàng gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết

Quyền bảo hộ tác giả là quyền rất quan trọng đối với các tác giả có tài sản trí tuệ. Do đó việc nắm rõ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền bảo hộ tác giả,…là việc rất cần thiết để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính tác giả đó. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87 Chuyên tư vấn luật mong rằng có thể hỗ trợ quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn, giải đáp các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.

5 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 781 bài viết