Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền là khoản phí mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn bảo hộ thương hiệu phải trả cho cơ quan nhà nước là Cục Sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký hết bao nhiêu phụ thuộc vào số lượng thương hiệu và nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà thương hiệu dự định độc quyền. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc về vấn đề đăng ký thương hiệu độc quyền.
Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền
Mục Lục
Chi phí, lệ phí đăng ký thương hiệu độc quyền
Lệ phí nhà nước – Bắt buộc phải nộp
Khi thực hiện đăng ký thương hiệu độc quyền, chủ thể đăng ký phải chuẩn bị các khoản phí và lệ phí.
Các khoản lệ phí bao gồm:
- Lệ phí nộp đơn bao gồm cả đơn tách và đơn chuyển đổi: 150.000 đồng;
- Lệ phí yêu cầu gia hạn thời gian trả lời thông báo của tổ chức thu phí, lệ phí: mỗi lần được phép gia hạn là 120.000 đồng;
- Lệ phí duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (10 năm cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ): 100.000 đồng;
Cơ sở pháp lý: Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm Thông tư số 236/2016/TT-BKHCN ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Phí đăng ký thương hiệu độc quyền
Các khoản phí khi đăng ký thương hiệu độc quyền bao gồm:
Thứ nhất, phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp:
- Đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ: 550.000 đồng;
- Đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi trang, mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng;
- Phí phân loại quốc tế vầ hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm, dịch vụ: 100.000 đồng;
- Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng;
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng;
- Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (cho mỗi nội dung sửa đổi của mỗi đơn) – trừ sửa đổi theo Văn bằng bảo hộ đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức thu phí: 160.000 đồng;
Thứ hai, phí tra cứu thông tin về sở hữu công nghiệp:
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ: 180.000 đồng
- Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng
Thứ ba, phí công bố, đăng bạ thông tin sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu độc quyền:
- Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng;
- Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.
Cơ sở pháp lý: Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm Thông tư số 236/2016/TT-BKHCN ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
>> Xem thêm: Thủ tục và chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ như thế nào?
Các loại phí đăng ký thương hiệu độc quyền
Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền
Hồ sơ đăng ký
Khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu độc quyền, chủ thể có nhu cầu đăng ký phải chuẩn bị đầy đủ đơn đăng ký bao gồm các tài liệu:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Mỗi đơn chỉ được yêu cầu đăng ký một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hóa, dịch vụ.
Cơ sở pháp lý: Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022.
Thủ tục thực hiện
Quy trình giải quyết đơn đăng ký thương hiệu độc quyền được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp đơn và nộp phí đăng ký đến Cục sở hữu trí tuệ
Hình thức nộp đơn có thể thực hiện trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn và công bố đơn hợp lệ
Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
Thời hạn thẩm định thông thường là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Thông tin liên quan đến đơn đã được chấp nhận hợp lệ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, đối với nhãn hiệu thì thời hạn được công bố là trong 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ. Sau khi được công bố người nộp đơn phải nộp phí công bố theo quy định
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn
Các nội dung được thẩm định bao gồm:
- Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;
- Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ;
- Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.
Bước 4: Ra quyết định cấp hoặc từ chối văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
- Nếu được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì người nộp đơn phải nộp phí và lệ phí đầy đu theo quy định;
- Nếu đối tượng nêu trong đơn đề nghị không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Cơ sở pháp lý: Điều 24, 25 và 26 Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN ngày 30/11/2023 của Bộ khoa học và công nghệ.
>> Xem thêm: Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền tại Chuyên Tư Vấn Luật
Luật sư Chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp dịch vụ về đăng ký thương hiệu độc quyền như sau:
- Tiến hành tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký thương hiệu trước khi tra cứu chính thức, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.
- Hướng dẫn việc sửa đổi mẫu thương hiệu trong trường hợp bị trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn.
- Tư vấn các chi phí khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ để thực hiện đăng ký nhãn hiệu độc quyền;
- Soạn và nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, cùng khách hàng theo dõi kết quả đăng ký cho đến khi kết thúc.
- Thay mặt nhận giấy đăng ký và thông báo, chuyển giấy chứng nhận cho khách hàng.
- Tư vấn miễn phí các dịch vụ liên quan nếu có.
Dịch vụ đăng ký thương hiệu tại Chuyên Tư Vấn Luật
Người có nhu cầu đăng ký thương hiệu độc quyền phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ luật định gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký nhãn hiệu phải được thực hiện theo thủ tục luật định để được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền. Nếu khách hàng cần tư vấn về vấn đề này, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư Sở hữu trí tuệ hỗ trợ kịp thời.
Tham khảo bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: