Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Thủ tục đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ

Thủ tục đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ là một thủ tục quan trọng để xác lập, ghi nhận, kết quả sáng tạo của chủ thể là tác giả, người sáng tạo ra sáng chế. Đăng ký sáng chế phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về các vấn đề như hồ sơ, thủ tục, điều kiện bảo hộ, mẫu đơn,… và được cấp dưới dạng bằng độc quyền sáng chế. Dưới đây Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp cho quý độc giả các thông tin liên quan đến vấn đề này.

Thủ tục đăng ký sáng chếThủ tục đăng ký sáng chế

Điều kiện bảo hộ sáng chế

Điều kiện bảo hộ sáng chế được pháp luật quy định chi tiết tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022) (viết tắt là Luật SHTT hiện hành) như sau:

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Việc xác định cụ thể sáng chế có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp như sau:

Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
  • Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

(Cơ sở pháp lý: Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62 Luật SHTT hiện hành.

Vì sao cần đăng ký sáng chế?

Căn cứ vào Khoản 12 Điều 4 Luật SHTT hiện hành quy định về sáng chế như sau: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Có thể thấy, để tạo ra một sáng chế, tác giả phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, và có sự đầu tư thời gian, chi phí để tạo ra sáng chế của mình.

Việc đăng ký sáng chế sẽ giúp cho tác giả, người tạo ra sáng chế đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp mà mình xứng đáng được nhận. Một trong các quyền lợi có thể kể đến như sau:

  • Được ghi nhận thành quả sáng chế;
  • Xác lập độc quyền thành quả sáng chế;
  • Chứng minh được quyền sở hữu đối với sáng chế;
  • Ngăn chặn được các hành vi xâm phạm, làm nhái, bắt chước thành quả sáng chế;
  • Căn cứ chứng minh mình là chủ sở hữu duy nhất nếu xảy ra tranh chấp;
  • Có thể tiến hành biện pháp pháp lý hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm đối với sáng chế của mình;
  • Tăng lợi thế cạnh tranh, sức mạnh của mình trên thị trường;
  • Tạo thêm nguồn thu nhập mới bằng cách nhượng quyền sử dụng sáng chế hoặc chuyển nhượng sáng chế;
  • Dễ dàng hơn trong việc khai thác giá trị thương mại của sáng chế.

Từ các lý do và các quyền lợi mà chủ thể có thể được hưởng nêu trên, có thể thấy việc đăng ký sáng chế là một việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với các tác giả, người sáng chế. Việc đăng ký sáng chế cần được thực hiện càng sớm càng tốt, do đó việc có được sự hỗ trợ của các Luật sư tư vấn để tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho khách hàng.

Đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ

Chủ thể có quyền đăng ký

Pháp luật về Sở hữu trí tuệ có quy định về các chủ thể, đối tượng được thực hiện quyền đăng ký sáng chế cụ thể tại Điều 86 Luật SHTT hiện hành, như sau:

Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế:

  • Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp khác theo Luật định.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Dựa vào Điều 108 Luật SHTT hiện hành, quy định về hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Có thể nhận biết hồ sơ đăng ký sáng chế bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký sáng chế theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
  • Bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ sáng chế;
  • Bản tóm tắt sáng chế;
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện).

Hồ sơ đăng ký sáng chếHồ sơ đăng ký sáng chế

Trình tự thủ tục xử lý đơn

Dựa vào các quy định pháp luật của Luật Sở hữu trí tuệ, trình tự thủ tục xử lý đơn đối với đơn đăng ký sáng chế được tiến hành như sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn.

Nơi nộp đơn: Đơn có thể được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Đơn cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn trên.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Trong bước này, cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp nhận. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối (không xem xét tiếp).

Nội dung của việc thẩm định hình thức đơn bao gồm;

  • Đơn hợp lệ;
  • Xử lý các thiếu sót của đơn trong giai đoạn thẩm định hình thức;
  • Xác định ngày nộp đơn;
  • Xác định ngày ưu tiên;
  • Thông báo kết quả thẩm định hình thức, quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Từ chối chấp nhận đơn.

Thời hạn thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Bước 3: Công bố đơn.

Thông tin liên quan đến đơn đã được chấp nhận hợp lệ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp phí công bố đơn.

Thời hạn công bố đơn sáng chế xác định như sau:

  • Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn;
  • Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (sau đây gọi là “đơn PCT”) được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ sau khi đơn đã vào giai đoạn quốc gia;
  • (Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Phạm vi trong bước thẩm định nội dung đơn gồm:

  • Sử dụng kết quả tra cứu thông tin
  • Sửa chữa thiếu sót, giải thích nội dung đơn, cung cấp thông tin;
  • Nội dung thẩm định;
  • Các công việc kết thúc thẩm định nội dung.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

  • Từ chối cấp văn bằng bảo hộ: Đơn bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong các trường hợp này, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục từ chối cấp văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Cấp văn bằng bảo hộ: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ theo quy định tại Điều 118 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Bước 6: Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

(Cơ sở pháp lý: Điểm 11, 12, 13, 14, 15, 18  Mục 1 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006 ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi, bổ sung bởi điểm 10, 11, 12, 13, 14, 15, 18 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN).

>>>Xem thêm: Thủ tục và đăng ký sở hữu trí tuệ như thế nào?

Tư vấn thủ tục đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ

Dịch vụ Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký sáng chế của Chuyên Tư Vấn Luật cung cấp các dịch vụ tư vấn về thủ tục đăng ký sáng chế nói chung và các thủ tục sở hữu trí tuệ nói chung như:

  • Tư vấn hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký sáng chế;
  • Tư vấn về thủ tục pháp lý khi thực hiện đăng ký sáng chế;
  • Tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký của sáng chế;
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ đăng ký sáng chế;
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi hồ sơ cho đến khi có kết quả;
  • Theo dõi, trả lời các vấn đề liên quan khi có ý kiến phản hồi;
  • Nhận và giao chứng nhận sáng chế đến với khách hàng;
  • Bổ sung, sửa đổi đơn khi có yêu cầu;

Trên đây chỉ là một số nội dung tư vấn cơ bản về thủ tục đăng ký sáng chế. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn liên quan theo nhu cầu của khách hàng.

>>>Xem thêm: Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Tư vấn thủ tục đăng ký sáng chếTư vấn thủ tục đăng ký sáng chế

Qua các nội dung được Chuyên Tư Vấn Luật cung cấp, có thể thấy việc đăng ký sáng chế là một việc vô cùng quan trọng để đảm bảo lợi ích cho tác giả, cá nhân, tổ chức có liên quan đến sáng chế. Các thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký sáng chế khá phức tạp, vì thế nếu khách hàng cần sự tư vấn hay hỗ trợ từ Luật sư Sở hữu trí tu của chúng tôi, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất.

4.6 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 728 bài viết