Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Xử Lý Vi Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Như Thế Nào?

Tài sản về trí tuệ có giá trị vô cùng to lớn trong cuộc sống. Tuy nhiên, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi và phức tạp khiến cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, việc nâng cao ý thức bảo hộ tài sản trí tuệ cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Dưới đây là bài viết về các quy định xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?

Xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ như thế nào?
Xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ như thế nào?

Thế nào là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Theo Luật sở hữu trí tuệ đối tượng của sở hữu trí tuệ gồm 3 nhóm chính (i) Sở hữu công nghiệp (ii) bản quyền tác giả (iii) quyền liên quan đến giống cây trồng vật nuôi. Do đó, bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với 03 đối tượng nêu trên đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo vệ. Cụ thể, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Hành vi xâm phạm quyền tác giả
  • Hành vi xâm phạm quyền liên quan
  • Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
  • Hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh
  • Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

Ngoài ra, căn cứ để xác định một hành vi có bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các điều nêu trên được ghi nhận tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.

Xử phạt hành chính các hành vi vi phạm 

Theo quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây: 

  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội; 
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; 
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. 

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Xử lý hình sự

Xâm phạm sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 225, Điều 226 BLHS
Xâm phạm sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 225, Điều 226 BLHS

Theo quy định tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009,  Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Cụ thể:

Thứ nhất, các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thì bị xử lý theo quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, như sau:

Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: 

  1. a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; 
  2. b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

Thứ hai, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì bị xử lý theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, như sau:

Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc “xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?”. Các cá nhân, tổ chức đang bị đối tượng khác xâm phạm về tài sản trí tuệ xin vui lòng liên hệ Công ty thông qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ tốt nhất.

5 (16 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết