Luật Thừa Kế

Di Chúc Có Hiệu Lực Khi Nào?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Để có thể đảm bảo tài sản của mình được để lại cho những người thân thích trong gia đình đề phòng trường hợp rủi ro, phát sinh tranh chấp thì ngươi lập di chúc cần phải nắm rõ các quy định pháp luật liên quan về hiệu lực của di chúc. Dưới đây là nội dung tư vấn về di chúc có hiệu lực khi nào?

Pháp luật quy định khi nào thì di chúc có hiệu lực pháp luật

Pháp luật quy định khi nào thì di chúc có hiệu lực pháp luật

Di chúc hợp pháp phải đáp ứng những điều kiện gì?

Di chúc thường được thể hiện thông qua hai hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Theo Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, để di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Nếu di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

>>> Xem thêm: Di Chúc Hợp Pháp

Di chúc có hiệu lực trong bao nhiêu lâu?

Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật chỉ xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc, không có nghĩa là tại thời điểm người có di sản chết, di chúc phải được đem ra thi hành. Việc công bố di chúc, phân chia di sản theo di chúc có thể thực hiện vào thời điểm mà người thừa kế cảm thấy thích hợp.

hiệu lực của bản di chúc theo pháp luật

Hiệu lực của bản di chúc theo pháp luật

Hiện nay, không có quy định pháp luật về thời hạn của di chúc. Như vây, quyền khai nhận di sản thừa kế có thể được tiến hành bất cứ lúc nào khi người để lại di sản qua đời. Nếu xét xem bản di chúc hợp pháp  về mặt hình thức, nội dung theo quy định của pháp luật không thì hiệu lực của di chúc chỉ chấm dứt khi thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 643 Bộ luật dân sự 2015.

Tuy nhiên, theo Điều 623 Bộ luật dân sự 2015, có quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

>>> Tham khảo thêm:  Luật Thừa Kế Tài Sản Không Có Di Chúc

Di chúc không có hiệu lực toàn phần hoặc một phần khi nào?

Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc không có hiệu lực toàn phần hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

di chúc không có hiệu lực toàn phần hoặc một phần
Di chúc không có hiệu lực toàn phần hoặc một phần
  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;  Đây là trường hợp không còn người thừa kế, di chúc chỉ bị vô hiệu một phần, đối với phần di chúc của người thừa kế đã chết.
  • Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.  Trong trường hợp này, một phần hoặc toàn bộ di chúc chỉ định cơ quan, tổ chức nói trên nhận di sản sẽ không có hiệu lực và phần di sản theo di chúc đó sẽ được chia theo pháp luật.
  • Nếu theo di chúc mà có nhiều cá nhân, hoặc nhiều tổ chức là người thừa kế, ngoài phần di chúc được xác định là không có hiệu lực vì không có người thừa kế nói trên, phần di chúc còn lại chỉ định phân chia di sản cho cá nhân hoặc tổ chức còn sống hoặc còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế vẫn có hiệu lực pháp luật.
  • Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
  • Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

>>> Tham khảo thêm về: Tư vấn luật thừa kế

Trên đây là nội dung thời điểm di chúc có hiệu lực. Trường hợp trong nội dung hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

4.9 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 834 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *