Luật Thừa Kế

Có được nhận thừa kế sau khi bị lừa từ chối nhận?

Từ chối nhận thừa kế là một quyền của người thừa kế khi được nhận thừa kế. Tuy nhiên, người thừa kế có được nhận thừa kế sau khi bị lừa từ chối nhận hay không là câu hỏi thường gặp khi họ bị lừa dối dẫn đến quyết định trái với ý chí của mình. Việc trả lời câu hỏi trên cần dựa vào nhiều yếu tố. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về vấn đề này.

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản

Quy định của pháp luật về thừa kế

Các loại thừa kế

Theo quy định tại Điều 624, Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), thừa kế gồm 02 loại là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

  • Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
  • Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

Theo Điều 611 BLDS 2015:

  • Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết;
  • Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người chết; trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc có phần lớn di sản.

Thời hiệu thừa kế

Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015 thì thời hiệu thừa kế được tính kể từ thời điểm mở thừa kế, cụ thể:

  • Người thừa kế yêu cầu chia di sản đối với bất động sản trong thời hạn 30 năm, đối với động sản là 10 năm;
  • Người thừa kế xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác trong thời hạn 10 năm;
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm.

>> Xem thêm: Thời hiệu giải quyết tranh chấp tài sản chung là di sản cha mẹ để lại

Quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế

  • Quy định tại Điều 620 BLDS 2015 cho phép người thừa kế quyền được từ chối nhận di sản. Tuy nhiên, trường hợp người thừa kế muốn từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác thì không được phép từ chối nhận di sản.
  • Người từ chối nhận di sản phải lập văn bản từ chối nhận di sản và gửi cho những người thừa kế khác, người quản lý di sản và người được giao phân chia di sản biết về việc từ chối. Trước đây, BLDS 2005 yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận thừa kế nhưng BLDS 2015 đã bỏ quy định này.
  • Để từ chối nhận di sản thì việc từ chối phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
  • Ngoài ra, cần lưu ý, nếu người chưa thành niên muốn từ chối nhận di sản là quyền sử dụng đất thì phải thông qua người đại diện hợp pháp của mình.

từ chối nhận di sản thừa kế

Việc từ chối nhận di sản phải thể hiện trước khi phân chia di sản

>> Xem thêm: Thủ Tục Từ Chối Nhận Di Sản Thừa Kế

Từ chối nhận di sản do bị lừa thì có được nhận thừa kế không?

Về nguyên tắc, khi người thừa kế có văn bản từ chối nhận di sản theo đúng quy định của pháp luật thì văn bản này phát sinh hiệu lực, người lập không thể hủy bỏ. Tuy nhiên, nguyên tắc này sẽ không áp dụng trong trường hợp bị lừa dối để tiến hành việc từ chối .

Điều 127 BLDS 2015 có quy định nếu một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự đó vô hiệu.

“Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.”

Như vậy, người hưởng di sản vẫn sẽ được nhận di sản sau khi có văn bản từ chối nhận di sản nếu việc lập văn bản này là do người thừa kế bị lừa dối.

Tư vấn giải quyết tranh chấp khi bị lừa từ chối nhận thừa kế

Khi phát hiện bị lừa dối để tiến hành việc từ chối nhận di sản, người từ chối có thể tiến hành khởi kiện lên Tòa án yêu cầu tuyên văn bản từ chối nhận di sản vô hiệu để có thể tiếp tục có quyền hưởng di sản. Hồ sơ khởi kiện lên Tòa án gồm:

  • Đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên văn bản từ chối nhận di sản vô hiệu theo Mẫu 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu (ví dụ văn bản từ chối nhận di sản, chứng cứ chứng minh bị lừa dối,…);
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,…

 

Mẫu đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp khi bị lừa từ chối nhận di sản

Việc có được nhận thừa kế sau khi bị lừa từ chối nhận hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu bị lừa bằng thủ đoạn gian dối, ép buộc hoặc đe dọa, quý khách có thể yêu cầu hủy bỏ việc từ chối nhận di sản. Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết về vấn liệu có được nhận thừa kế sau khi bị lừa dối từ chối nhận di sản. Nếu quý khách còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý chuyên sâu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật thừa kế.

>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.5 (15 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết