Việc có sự tư vấn giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đối với mảnh đất đã cấp sổ từ phía người có chuyên môn là điều hết sức cần thiết. Bởi lẽ, đất đai là một loại tài sản đặc biệt và việc giải quyết tranh chấp thừa kế liên quan đến loại tài sản này lại càng phức tạp hơn. Khi có tranh chấp thừa kế với đất đã cấp sổ thì giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề trên.
Tranh chấp quyền thừa kế đất đai đã có sổ
Mục Lục
Đất đã được cấp sổ đỏ có bị chia thừa kế lại không?
Căn cứ Điều 611 và Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định về thời điểm mở thừa kế và thời hiệu thừa kế cụ thể như sau:
- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Vậy đất đã được cấp sổ đỏ có thể bị chia thừa kế lại nếu có yêu cầu chia di sản trong thời hạn 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
>> Xem thêm: Đã Chia Đất Thừa Kế, Mà Có Người Thừa Kế Mới Thì Giải Quyết Thế Nào?
Ai có quyền thừa kế đối với mảnh đất đã cấp sổ?
Quyền thừa kế đối với mảnh đất đã cấp sổ đỏ
Có di chúc
Đối với trường hợp người mất có để lại di chúc thì nếu di chúc này đáp ứng đủ các điều kiện tại 630 BLDS 2015 để trở thành di chúc hợp pháp thì mảnh mất sẽ được chia theo nội dung di chúc. Theo đó, người được chỉ định thừa kế mảnh đất sẽ là người có quyền thừa kế.
Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Không có di chúc
Đối với trường hợp người mất không để lại di chúc thì sẽ thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ Điều 651 BLDS 2015 những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
>> Xem thêm: Trường hợp nào không được hưởng di sản thừa kế do người mất để lại
Giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đối với mảnh đất đã cấp sổ
Thương lượng, hòa giải
Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng là việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. Các bên liên quan có thể tự thương lượng để tìm ra giải pháp chung. Việc thương lượng cần dựa trên tinh thần thiện chí và mong muốn giải quyết mâu thuẫn một cách ôn hòa.
Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết. Với phương thức này, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.
Nếu việc thương lượng không thành công, các bên có thể đề nghị hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã/phường hoặc Trung tâm hòa giải. Hòa giải viên sẽ đóng vai trò trung gian, giúp các bên đối thoại và đưa ra giải pháp được cả hai bên chấp nhận.
Quá trình hòa giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải. Tương tự như phương thức thương lượng, kết quả hòa giải thành được thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải.
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định đối với các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất sau đây thì thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án:
Như vậy đối với các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất thì không bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã trước khi khởi kiện.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai
- Tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo quy định khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
- Đối với tranh chấp thừa kế đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi có bất động sản giải quyết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người khởi kiện phải chuẩn bị các tài liệu sau:
Đơn khởi kiện theo Mẫu 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Các giấy tờ chứng minh nhân thân:
- Giấy khai sinh,
- Chứng minh thư nhân dân,
- Giấy chứng nhận kết hôn,
- Sổ hộ khẩu,
- Giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Bản kê khai các di sản;
Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản
Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (Nếu có).
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện
Sau khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện như đã đề cập ở mục trên, người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án bằng một trong các hình thức sau, theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
- Nộp trực tiếp tại Tòa.
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (gửi qua bưu điện).
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Xử lý đơn khởi kiện
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Luật sư tư vấn tư vấn giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đã cấp sổ
Luật sư hỗ trợ tư vấn
- Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp quyền thừa kế, hàng thừa kế, tài sản thừa kế, giá trị pháp lý của di chúc
- Tư vấn luật về quyền thừa kế, tài sản thừa kế, xác định hàng thừa kế để chia thừa kế. Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật, chia thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế
- Thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng chia thừa kế
- Tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử.
- Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.
>> Xem thêm: Nhờ Luật sư khởi kiện chia tài sản thừa kế
Giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đối với một mảnh đất đã cấp sổ là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chú ý đến các quy định pháp luật. Việc tìm kiếm sự tư vấn từ một luật sư là quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho mình là điều hết sức cần thiết. Nếu quý khách còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý chuyên sâu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật thừa kế.
>>Bài viết có thể bạn quan tâm: