Luật Lao Động

Thủ tục cho thuê lại lao động của doanh nghiệp

Cho thuê lại lao động là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Khi muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên, doanh nghiệp cần phải đảm bảo tuân thủ các thủ tục cho thuê lại lao động của doanh nghiệp. Qua bài viết này, luật sư lao động sẽ hướng dẫn thủ tục cho thuê lại lao động cho khách hàng như sau:

thủ tục cho thuê lại lao động của doanh nghiệp
Thủ tục cho thuê lại lao động của doanh nghiệp

>>>Xem thêm: Lưu ý về Hợp đồng thuê văn phòng dành cho doanh nghiệp

Điều kiện cho thuê lại lao động của doanh nghiệp

Điều kiện cho thuê lại lao động của doanh nghiệp Việt Nam:

  • Có đăng ký kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động
  • Thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật và số tiền ký quỹ phải đáp ứng được từ hai tỉ đồng và vốn trong điều lệ công ty không được thấp hơn vốn pháp định đó
  • Có địa điểm và trụ sở làm việc dành cho hoạt động cho thuê lại lao động làm ổn định từ 24 tháng trở lên, nằm ở vị trí thuận lợi và đủ diện tích cho việc giao dịch, hoạt động của Doanh nghiệp
  • Điều kiện về người đứng đầu doanh nghiệp: Để hoạt động kinh doanh được cho thuê lại doanh nghiệp thì ngoài vốn pháp định thì người đứng đầu doanh nghiệp đó cũng phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật như sau: Không bị mất năng lực hành vi dân sự, lý lịch cụ thể, rõ ràng và bắt buộc phải có kinh nghiệm ba năm trở lên đối với lĩnh vực này, vấn đề này được chứng minh thông qua những yếu tố sau: Hợp đồng làm việc về điều hành, quản lý hoạt động dịch vụ cho thuê hoặc cung ứng lao động tại các doanh nghiệp khác.

Điều kiện cho thuê lại lao động của doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước:

  • Phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động, có vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 10.000.000.000 đồng trở lên;
  • Đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 05 năm trở lên;
  • Có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.

>>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký lao động nước ngoài cho công ty tại Việt Nam

Thủ tục cho thuê lại lao động của doanh nghiệp

Thủ tục nộp tiền ký quỹ

  • Đối với hoạt động cho thuê lại lao động thì Doanh nghiệp đó phải thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật và số tiền ký quỹ phải đáp ứng được từ hai tỷ đồng và vốn trong điều lệ công ty không được thấp hơn vốn pháp định đó.
  • Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
  • Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP sau khi doanh nghiệp cho thuê lại hoàn thành thủ tục ký quỹ.

trình tự, thủ tục cho thuê lại lao động của doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục cho thuê lại lao động của doanh nghiệp

* Lưu ý: Trường hợp thay đổi một trong các thông tin trên giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; số tài khoản ký quỹ thì doanh nghiệp cho thuê lại gửi văn bản đề nghị và các tài liệu chứng minh việc thay đổi thông tin tới ngân hàng nhận ký quỹ để thay đổi giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động.

Hồ sơ

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu số 07 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch.
  • Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 145/2020/NĐ-CP

CSPL: Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

  • Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
  • Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại Điều 24 Nghị định này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.

CSPL: Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

>>>Xem thêm: Thủ tục xin gia hạn giấy phép lao động tại Việt Nam

Hợp đồng cho thuê lại lao động

Hình thức của hợp đồng

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản, lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản (Điều 55 BLLĐ 2019).

Nội dung của hợp đồng

  • Trong hợp đồng thuê lại thì phải nói rõ nơi làm việc của người lao động, vị trí làm việc của người đó, nội dung công việc cũng như những yêu cầu cụ thể đối với người lao động.
  • Thời hạn thuê lại người lao động là bao lâu và người lao động sẽ bắt đầu đi làm từ khi nào
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc của người lao động.
  • Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động. Bên cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động đều phải có nghĩa vụ đối với người lao động, phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

>>>Xem thêm: Thủ Tục Cấp Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài

tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật

Trên đây là các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục cho thuê lại lao động của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Trường hợp Quý khách hàng còn có thêm những vướng mắc về thủ tục thì đừng ngần ngại, hãy gọi ngay đến số Hotline 1900636387 để được TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG tư vấn và hỗ trợ. Cảm ơn quý khách đã cho chúng tôi có cơ hội được phục vụ quý khách.

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 824 bài viết