Luật Lao Động

Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn cho người lao động

Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn cho người lao động thủ tục pháp lý rất được người lao động quan tâm trong trường hợp khi tham gia quá trình lao động lại không may bị tai nạn lao động. Khi đó thì người lao động cần tiến hành những bước như thế nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Sau đây, Chuyên tư vấn luật xin cung cấp một số thông tin cụ thể liên quan như sau:

Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn cho người lao động

Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn cho người lao động

Quy định pháp luật về tai nạn lao động

Tai nạn lao động được hiểu là những trường hợp bất ngờ có thiệt hại xảy ra đối với người lao động trong quá trình lao động, làm việc. Thiệt hại được xác định trên sức khỏe, tính mạng, thân thể của người lao động. Cụ thể, theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về tai nạn lao động như sau: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Quy định pháp luật về tai nạn lao động

Quy định pháp luật về tai nạn lao động

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động

Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm sau:

  • Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động
  • Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động ;
  • Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
  • Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra ;
  • Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền;
  • Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định;
  • Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
  • Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định;

Điều kiện hưởng trợ hưởng chế độ tai nạn lao động

Theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ 02 điều kiện sau:

Điều kiện 1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

  • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
  • Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Điều kiện 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

Lưu ý: Người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu thuộc một trong các nguyên nhân:

  • Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
  • Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
  • Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm: Thủ Tục Bồi Thường Tai Nạn Lao Động

Trình tự hưởng chế độ tai nạn lao động

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

Căn cứ Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm :

  • Sổ bảo hiểm xã hội.
  • Giấy ra viện  hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú..
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Hồ sơ yêu cầu trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động

  • Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.
  • Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích.
  • Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH).
  • Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về (nếu có), đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Nội dung văn bản xác nhận tham khảo theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.

(Điều 6 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH)

Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động

Bước 1. Lập, nộp hồ sơ

  • Người lao động (NLĐ) lập hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ).
  • Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định

  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3. Nhận kết quả

  • NLĐ: nhận tiền trợ cấp
  • Đơn vị SDLĐ: nhận Quyết định về việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng hoặc một lần và Quyết định cấp tiền mua PTTGSH (nếu có); Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng.

Trình tự hưởng chế độ tai nạn lao động

Trình tự hưởng chế độ tai nạn lao động

>>>Xem thêm: Tranh chấp lao động nào được kiện thẳng ra toà mà không cần hoà giải?

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn cho người lao động? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

 

4.5 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết