Luật Lao Động

Hướng dẫn thủ tục yêu cầu người lao động bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương nghỉ việc

Hướng dẫn thủ tục yêu cầu người lao động bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương nghỉ việc là vấn đề được cả người lao động lẫn người sử dụng lao động quan tâm. Vậy pháp luật quy định bồi thường là gì? Căn cứ  hướng dẫn thủ tục yêu cầu người lao động bồi thường chi phí đào tạo như thế nào? Chuyên tư vấn luật này sẽ giúp các bạn đọc có hiểu rõ về vấn đề này.

Hướng dẫn yêu cầu người lao động bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương nghỉ việc

>>>Xem thêm: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động bằng email công ty có hợp lệ không?

Các trường hợp của người lao động phải bồi thường chi phí

1. Đối với người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng không thuộc các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

  • Tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Lao động 2019, người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động các khoản chi phí đào tạo theo Điều 62 cùng các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Tại khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp chi phí đào tạo phải làm việc cho họ theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo, nếu không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi thường.

2. Người lao động chấm dứt hợp đồng theo pháp luật là trường hợp Người lao động chấm dứt hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật lao động tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 nhưng trong hợp đồng đào tạo nghề của các bên có thỏa thuận về việc trách nhiệm hoàn phí, trách nhiệm của người lao động khi thực hiện hợp đồng đào tạo, thì dù chấm dứt hợp đồng đúng quy định của pháp luật nhưng bên người lao động vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo.

>>>Xem thêm: Quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp

Có phải tiến hành thủ tục hòa giải lao động?

Theo Bộ luật lao động 2019 thì ngoại trừ một số tranh chấp được miễn, tất cả các tranh chấp lao động còn lại phải thông qua thủ tục hòa giải;

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Thẩm phán có quyền trả lại đơn khởi kiện cho đương sự nếu nhận thấy chưa đủ điều kiện khởi kiện;

Kết hợp hai quy định trên thì việc hòa giải trong một số trường hợp được quy định là điều kiện bắt buộc phải đáp ứng trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về lao động. 

Các trường hợp không phải qua thủ tục hòa giải được liệt kê tại khoản 1 Điều 188, Bộ luật Lao động: 

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

 

Có phải tiến hành thủ tục hòa giải lao động?

Thủ tục khởi kiện đến cơ quan tài phán

Thẩm quyền 

Căn cứ Theo Điều 187 Bộ luật lao động 2019, cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động;
  • Tòa án nhân dân.

Thủ tục thực hiện 

  1. Bước 1: Người sử dụng lao động làm đơn đề nghị gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu tổ chức hòa giải 
  2. Bước 2: Tron thời hạn 5 ngày, hòa giải viên lao động được phân công phải kết thúc việc hòa giải. Trường hợp hết thời hạn mà hòa giải viên không hòa giải/ không hòa giải xong thì người sử dụng lao động có quyền khởi kiện thẳng ra các cơ quan : Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án
  3. Bước 3: Trường hợp lựa chọn giải quyết bằng phương thức Hội đồng trọng tài lao động thì thực hiện theo Điều 189; Trường hợp người sử dụng lao động lựa chọn Tòa án thì thực hiện thủ tục tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 

Căn cứ: Điều 181, 183, 187, 188,189, 190 Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

Dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục yêu cầu người lao động bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương nghỉ việc

  • Tư vấn về lao động: bồi thường chi phí đào tạo, hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng, chấm dứt hợp đồng…
  • Tư vấn các vấn đề lao động trong hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm các tổ chức công đoàn, chi phí lương, đóng bảo hiểm y tế và xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Đề xuất, xây dựng các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định pháp luật lao động tương ứng với các hành vi vi phạm của người lao động tại doanh nghiệp;
  • Xây dựng trình tự, thủ tục xử yêu cầu người lao động bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương nghỉ việc, giảm lao động theo quy định pháp luật lao động;
  • Hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo các mẫu biểu phục vụ cho quá trình xử lý kỷ luật lao động, giảm lao động đảm bảo quy định pháp luật;
  • Đưa ra ý kiến pháp lý trong lúc soạn thảo nhằm tuân thủ quy định pháp luật lao động và đảm bảo phù hợp của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, soạn thảo văn bản, đơn từ trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp.
Dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục yêu cầu người lao động bồi thường chi phí đào tạo

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Hướng dẫn thủ tục yêu cầu người lao động bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương nghỉ việc.  Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần Tư vấn luật lao động hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87. 

4.7 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết