Luật Lao Động

Trong vụ án lao động các biện pháp khẩn cấp tạm thời nào được áp dụng?

Trong vụ án lao động các biện pháp khẩn cấp tạm thời nào được áp dụng là câu hỏi về các biện pháp được Tòa án áp dụng để bảo vệ quyền lợi của đương sự và hạn chế thiệt hại xảy ra. Trong quá trình xét xử, giải quyết vụ án, các biện pháp trên có thể được áp dụng theo đơn yêu cầu của đương sự hoặc Tòa án tự áp dụng. Bài viết dưới đây của Chuyên tư vấn Luật sẽ giải đáp và làm rõ các vấn đề trên, mời quý khách tham khảo.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động

Quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động

Căn cứ Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được pháp luật quy định như sau:

Thứ nhất, đối với đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc chủ thể theo Điều 186, Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đã tiến hành khởi kiện:

Trong quá trình xử lý vụ án, họ có thể yêu cầu Tòa án đang xử lý vụ án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp tạm thời khẩn cấp. Mục đích của việc này là để giải quyết tạm thời các yêu cầu khẩn cấp của đương sự, bảo vệ sự sống, sức khỏe, tài sản, thu thập và bảo vệ chứng cứ, duy trì tình trạng hiện tại để tránh gây ra thiệt hại không thể khắc phục, và đảm bảo việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án được diễn ra một cách hiệu quả.

Thứ hai, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay khi nộp đơn khởi kiện.

Căn cứ Điều 111, Điều 186, Điều 187, Điều 3 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP, quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện dưới đây:

  • Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải là chủ thể có quyền khởi kiện theo Điều 186, Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có một trong những căn cứ sau: Do tình thế khẩn cấp, tức là cần được giải quyết ngay, không chậm trễ; Cần bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được; Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (hậu quả về vật chất hoặc về tinh thần).

Như vậy, trong vụ án lao động, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc Tòa án có thể tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của đương sự.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong vụ án lao động

Căn cứ Điều 118, Điều 119 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tiểu mục 1 Mục 7 Phần I Hướng dẫn số 92/HD-TLĐ ngày 31/8/2023 hướng dẫn Công đoàn khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án, các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong vụ án lao động bao gồm:

  • Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  • Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

Như vậy, trong vụ án lao động, các biện pháp khẩn cấp nêu trên có thể được áp dụng nếu có yêu cầu từ người có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc Tòa án có thể tự mình ra quyết định áp dụng nếu xét thấy cần thiết.

>>> Xem thêm: Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động

Thẩm quyền giải quyết

Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 112 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:

  • Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
  • Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động sẽ do Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử quyết định tùy thuộc vào thời điểm nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tiểu mục 1 Mục 7 Hướng dẫn số 92/HD-TLĐ, hồ sơ cần chuẩn bị để yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm các văn bản, tài liệu sau:

  • Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
  • Giấy tờ pháp lý của người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân còn hiệu lực pháp luật, hộ chiếu…

Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiĐơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu

Căn cứ Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu Tòa án ngăn chặn trong vụ án lao động được thực hiện như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa, thủ tục yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Bước 2: Xem xét đơn yêu cầu:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm phán xem xét đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

  • Nếu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ nội dung, Thẩm phán yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
  • Nếu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ thì Thẩm phán yêu cầu họ cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu của Thẩm phán.

Bước 3: Ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thứ hai, trong trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Bước 2: Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết đơn yêu cầu tại phòng xử án:

  • Nếu tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết của áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa trong thời hạn 02 ngày làm việc và đề nghị người yêu cầu cung cấp bổ sung chứng cứ;
  • Nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay cho người yêu cầu tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
  • Nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thứ ba, trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được nộp đơn cùng với đơn khởi kiện:

Bước 1: Người yêu cầu nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng với việc nộp đơn khởi kiện.

Bước 2: Xem xét đơn khởi kiện:

Khi nhận đơn khởi kiện và đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Tòa án phân công ngay 01 Thẩm phán thụ lý, giải quyết đơn.

Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo để xác định yêu cầu khởi kiện có thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết của Tòa án đã nhận đơn hay không:

  • Trường hợp yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền thì trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các chứng cứ kèm.
  • Trường hợp yêu cầu khởi kiện thuộc thẩm quyền thì Thẩm phán xem xét giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP.

Bước 3: Xem xét đơn yêu cầu:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm phán xem xét đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
  • Nếu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ nội dung, Thẩm phán yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
  • Nếu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ thì Thẩm phán yêu cầu họ cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu của Thẩm phán.

Bước 4: Ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Ngay sau khi người yêu cầu xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm thì Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Cơ sở pháp lý: Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Điều 10, Điều 11 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP.

>>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Luật sư tư vấn về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ giúp bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án lao động. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng về vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động, luật sư tư vấn của Chuyên tư vấn Luật sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động như sau:

  • Tư vấn về quy định của pháp luật liên quan đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động;
  • Tư vấn về việc lựa chọn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động;
  • Tư vấn về hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động;
  • Tư vấn về thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động;
  • Tư vấn về hướng giải quyết khi bị từ chối đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tư vấn về việc khiếu nại khi đơn yêu cầu áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời không được chấp nhận;
  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của khách hàng;
  • Dự liệu các rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động;
  • Soạn thảo đơn yêu cầu, chuẩn bị hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động theo yêu cầu của khách hàng;
  • Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động với Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Tư vấn về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao độngTư vấn về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án lao động

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

Trong vụ án lao động, các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên phải có căn cứ và thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Nếu có thắc mắc về nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động của Chuyên tư vấn Luật, vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ sớm nhất.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.6 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 757 bài viết