Luật Lao Động

Hướng xử lý khi người lao động vi phạm bảo mật thông tin sau khi chấm dứt hợp đồng

Quan hệ lao động chấm dứt khi hợp đồng lao động giữa người lao độngngười sử dụng lao động động chấm dứt. Tuy nhiên một số vấn đề sẽ kéo dài hơn so với hợp đồng lao động, chẳng hạn như vấn đề bảo mật thông tin. Để hiểu hơn về về hướng xử lý khi người lao động vi phạm bảo mật thông tin sau khi chấm dứt hợp đồng, hãy cùng luật sư hợp đồng tìm hiểu vấn đề này bên dưới:

Hướng xử lý khi người lao động vi phạm bảo mật thông tin sau khi chấm dứt hợp đồng

Hướng xử lý khi người lao động vi phạm bảo mật thông tin sau khi chấm dứt hợp đồng

Xác định hành vi vi phạm bảo mật thông tin của người lao động

Khi ký kết hợp đồng lao động, bên sử dụng lao động có quyền thỏa thuận những vấn đề về điều khoản bảo mật thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ Luật lao động 2019 (BLLĐ 2019) như bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường thiệt hại khi người lao đồng vi phạm.

Sau khi hợp đồng lao động kết thúc, nếu người lao động vi phạm bảo mật không tin thì người sử dụng lao động cần xác định hành vi vi phạm của người lao động xâm phạm tới thông tin bảo mật nào, tác hại của việc xâm phạm đó như thế nào để có hướng xử lý phù hợp.

Đồng thời, thông báo đến người lao động hoặc người đại diện của người lao động trong trường hợp người lao động chưa đủ 18 tuổi. Thỏa thuận thông tin mặc dù được ký cùng lúc với hợp đồng lao động nhưng sự thỏa thuận này có thể kéo dài hơn hợp đồng lao động, đây là một sự lưu khi ký kết hợp đồng lao động.

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại đối với việc vi phạm bảo mật thông tin

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 BLLĐ 2019 thì người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Như vậy, nếu người lao động vi phạm bảo mật thông tin gây thiệt hại thì người lao động phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Do đó, người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại.

Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 130 BLLĐ 2019. Muốn được người lao động bồi thường thiệt hại, thì người sử dụng lao động phải có đủ căn cứ chứng minh hành vi vi phạm của người lao động trong vấn đề bảo mật thông tin

Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại đối với việc vi phạm bảo mật thông tin

Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại đối với việc vi phạm bảo mật thông tin

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

Quyền khởi kiện NLĐ đến Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại

Tòa án là một trong hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Do đó, người sử dụng lao động có quyền khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại cho mình.

Tuy nhiên trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết các bên phải tiến hành thủ tục hòa giải được quy định tại 201 BLLĐ 2019. Đồng thời, người sử dụng lao động muốn khởi kiện ra Tòa án phải xem xét thời hiệu yêu cầu giải quyết theo điều 202 BLLĐ 2019.

Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Đối với yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thì thời hiệu quy định là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

 Quyền khởi kiện NLĐ đến Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại
Quyền khởi kiện NLĐ đến Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại

 

>>> Xem thêm: Hợp đồng vay vốn giữa các doanh nghiệp với nhau thì áp dụng lãi suất như thế nào?

Trên đây là một số hướng dẫn xử lý khi người lao động vi phạm bảo mật thông tin sau khi chấm dứt hợp đồng. Nếu Quý độc giả cần hỗ trợ gửi hồ sơ, tài liệu tư vấn hoặc cần đặt lịch luật sư tư vấn trực tiếp các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

4.7 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết