Luật Dân sự

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự quy trình được thực hiện bởi cơ quan tiến hành tố tụng. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là những THỦ TỤC nhằm hướng dẫn người có quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm bảo vệ tạm thời được tài sản. Vậy nghị quyết hướng dẫn thủ tục giải quyết được quy định ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

>>> Xem thêm: Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Hành Chính

Quy định pháp luật tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) không có quy định cụ thể về khái niệm này. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được tòa án quyết định áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản thu thập chứng cứ, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn hiện trạng hiện có. Tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định trong tố tụng dân sự

Tại Điều 114 BLTTDS 2015 quy định gồm 16 biện pháp sau:

  • Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
  • Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm;
  • Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
  • Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động;
  • Kê biên tài sản đang tranh chấp;
  • Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp;
  • Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
  • Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;
  • Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;
  • Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ;
  • Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định;
  • Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ;
  • Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình;
  • Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu;
  • Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

Ngoài các biện pháp được liệt kê phía trên, các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định cũng được áp dụng.

>>> Xem thêm: Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) đối với người nước ngoài 

Trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định tại Điều 111 BLTTDS 2015, trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự:

  • Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định trong BLTTDS này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự;
  • Trong trường hợp do tình thế cấp thiết cùng với việc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được căn cứ theo khoản 1, Điều 133 BLTTDS 2015, nội dung của đơn gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Thời điểm áp dụng

Thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại khoản 3 Điều 133 BLTTDS 2015:

  • Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Trình tự thực hiện

Trình tự thực hiện được quy định tại Điều 133 BLTTDS 2015, cụ thể:

  • Người nộp đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày làm đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm thì Thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án;
  • Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm;
  • Người yêu cầu xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án;
  • Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tình huống khẩn cấp thì Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu;
  • Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thẩm quyền áp dụng

Tại điều 112 BLTTDS 2015, thẩm quyền áp dụng do 02 chủ thể:

  • Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
  • Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tại Điều 4, Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP liệt kê những trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ví dụ như:

  • Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dẫn đến doanh nghiệp, hợp tác xã bị ngừng hoạt động;
  • Việc áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ quy định tại khoản 7 và khoản 11 Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự đối với tài sản được quy định tại các điểm a, b Điều này,…

Khiếu nại quyết định không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quyền khiếu nại đối

Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về việc Thẩm phán không quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 140 BLTTDS 2015)

Thời hạn khiếu nại

Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. (Điều 140 BLTTDS 2015)

>>> Xem thêm: Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trên đây là toàn bộ thông tin của chúng tôi về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật dân sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết