Luật Dân sự

Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong quá trình khởi kiện tại Tòa án, biện pháp khẩn cấp tạm thời là một công cụ mà các bên tranh chấp được sử dụng để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình một cách tạm thời cho đến khi vụ án được giải quyết xong. Vậy biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan. quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm

Căn cứ Điều 114 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 4 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP và Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm trong trường hợp yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau:

  • Kê biên tài sản đang tranh chấp;
  • Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp;
  • Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
  • Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;
  • Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ;
  • Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu;
  • Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

Tài sản để thực hiện biện pháp bảo đảm được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do Tòa án ấn định.

Sở dĩ pháp luật yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được liệt kê trên là vì việc áp dụng sai các biện pháp này sẽ gây tổn hại về tài sản và các lợi ích về vật chất, kinh tế cho người bị áp dụng.

Do đó, người yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trên cần phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng cách gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý giấy tờ có giá vào một tài khoản phong tỏa hoặc có chứng từ bảo lãnh bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của tổ chức, cá nhân khác tương đương với mức độ tổn thất có thể xảy ra.

>>> Xem thêm: Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Hành Chính

Biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tại Điều 292, Bộ luật Dân sự 2015 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

  • Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  • Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
  • Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
  • Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  • Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
  • Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

>>> Xem thêm: Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trọng vụ án dân sự

Căn cứ xác định mức bảo đảm

Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định tài sản để thực hiện biện pháp bảo đảm phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Ngoài ra, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra mà yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.

Ngoài ra, đối với người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các vụ án về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 208 Luật sở hữu trí tuệ phải nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu bằng hai mươi triệu đồng nếu không xác định được giá trị hàng hoá đó; chứng từ bảo lãnh ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Thủ tục thực hiện biện pháp bảo đảm

thủ tục thực hiện biện pháp bảo đảm

Thủ tục thực hiện biện pháp bảo đảm

Bước 1, Tòa án sẽ dự kiến và tạm tính mức độ thiệt hại có thể xảy ra tùy thuộc vào từng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi được áp dụng.

  • Tuy từng trường hợp áp dụng để ấn định khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá mà người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm cần phải nộp.
  • Giá trị tạm tính này không được thấp hơn 20% giá trị tạm tính của tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trừ trường hợp có chứng cứ chứng minh rằng tổn thất dự kiến thấp hơn 20% giá trị tạm tính của tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Bước 2, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dự kiến và tạm tính thiệt hại có thể xảy ra và nộp lại cho Tòa án bằng văn bản.

  • Nếu tại phiên tòa thì không nhất thiết bằng văn bản nhưng phải được ghi nhận vào biên bản phiên tòa.
  • Tòa án cũng có thể hỏi ý kiến của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp Tạm thời để tạm tính thiệt hại.

Bước 3, sau khi nhận được bản dự kiến và tạm tính thiệt hại, Tòa án sẽ xem xét và căn cứ vào các quy định pháp luật để ấn định giá trị của biện pháp bảo đảm và ra quyết định buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện biện pháp bảo đảm.

  • Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm có hiệu lực thi hành ngay.
  • Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện biện pháp bảo đảm trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ thời điểm Tòa án ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm nếu yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được đưa ra ở giai đoạn từ khi thụ lý vụ án đến trước khi mở phiên tòa.
  • Thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm có thể kéo dài nếu có lý do chính đáng nhưng trong mọi trường hợp phải được hoàn tất trước khi mở phiên tòa.

Nếu đưa ra yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Tòa án sẽ xem xét và thảo luận tại phòng xử án, sau đó ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi biện pháp khẩn cấp tạm thời rơi vào trường hợp phải thực hiện biện pháp bảo đảm.

Mục đích thực hiện biện pháp bảo đảm

  • Mục đích chính của các biện pháp bảo đảm là nhằm dự phòng rủi ro cho bên có Quyền trong giao dịch dân sự, hạn chế tranh chấp về sau.
  • Các bên đặt ra biện pháp bảo đảm nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ cũng như nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên.
  • Nhìn chung, các biện pháp dự phòng đều có ba chức năng: tác động, dự phòng, dự phạt.

Dịch vụ luật sư thực hiện thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tại công ty chúng tôi, lĩnh vực tranh tụng tại Tòa án là một trong những mảng dịch vụ được khách hàng quan tâm. Bên cạnh việc tư vấn về thủ tục pháp lý và cung cấp các biểu mẫu, đơn từ, đội ngũ luật sư còn:

  • Thực hiện các công việc thay cho khách hàng, với mức phí hợp lý.
  • Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu đính kèm;
  • Trực tiếp tham gia với tư cách đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ
  • Khiếu nại, tố cáo, v.v các hành vi, quyết định tố tụng khi cơ quan, thẩm phán có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
  • Các công việc khác tùy theo các gói dịch vụ (dịch vụ luật sư tranh tụng, dịch vụ tư vấn trọn gói cho doanh nghiệp, v.v)

thông tin liên hệ luật sư chuyên tư vấn luật

Thông tin liên hệ Luật sư

Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực hợp đồng dân sự quý khách có thể truy cập tư vấn luật dân sự để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 hoặc qua email: chuyentuvanluat@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

4.9 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết