Luật Lao Động

Các trường hợp người lao động phải bồi thường cho doanh nghiệp

Các trường hợp người lao động phải bồi thường cho doanh nghiệp đã được quy định rõ.Trong quá trình làm việc, ở một vài hoàn cảnh, người lao động sẽ phải bồi thường cho doanh nghiệp. Tùy từng trường hợp, số tiền này có thể nhỏ hoặc lớn. Nhưng dù thế nào thì người lao động cũng nên biết để tránh. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quý độc giả về nội dung này.

Người lao động phải bồi thường cho doanh nghiệp

Khi nào người lao động phải bồi thường cho doanh nghiệp?

Bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Căn cứ khoản 2 điều 40 Bộ luật Lao động 2019 khi Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì Người lao động (NLĐ) có trách nhiệm bồi thường cho Người sử dụng lao động  (NSDLĐ). Cụ thể  NLĐ Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp

Căn cứ Khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định:  Khi NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của NSDLĐ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của NSDLĐ

Trường hợp NLĐ gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi NLĐ làm việc thì NLĐ phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật Lao động 2019.

Bồi thường do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp

Căn cứ Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định : Khi NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động . Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Bồi thường do vi phạm thỏa thuận về bí mật kinh doanh, công nghệ của doanh nghiệp

Căn cứ  Khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định :  Khi NLĐ và NSDLĐ đã có thỏa thuận bằng văn bản về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm mà NLĐ có hành vi vi phạm các quy định này thì có trách nhiệm bồi thường cho NSDLĐ.

Bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện yêu cầu đối tác bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

Căn cứ bồi thường thiệt hại

  • Có Hành vi vi phạm hợp đồng.
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra.
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.

Ngoài ra, việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.  ( căn cứ khoản 1 Điều 130 BLLĐ 2019 )

>>> Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm sức khỏe

Xác định mức bồi thường thiệt hại

Căn cứ vào ý chí của các bên trong quan hệ lao động, các bên có thể bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên, trong đó:

  • Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp được pháp luật quy định trước;
  • Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận của hai bên là trường hợp bồi thường thiệt hại do các bên trong quan hệ lao động thỏa thuận trước hoặc sau khi thiệt hại lao động khi xảy ra tai nạn lao động…

>>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu bồi thường khi người của pháp nhân gây thiệt hại

Khiếu nại về việc bồi thường thiệt hại

Căn cứ điều 131 BLLĐ 2019 quy định về việc Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất như sau:  Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

Theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP về giải quyết khiếu nại trong lao động thì có 02 cấp khiếu nại. Theo đó:

  1. Người lao động khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động;
  2. Nếu không được giải quyết thỏa đáng, người lao động có quyền khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính

Khiếu nại về việc bồi thường thiệt hại

Khiếu nại về việc bồi thường thiệt hại

Luật sư tư vấn người lao động bồi thường cho doanh nghiệp

  • Tư vấn cách xác định mức bồi thường.
  • Tư vấn các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường.
  • Tư vấn điều kiện được miễn trách nhiệm bồi thường.
  • Tư vấn cách thương lượng, hòa giải nhằm giảm mức bồi thường.
  • Tư vấn điều kiện được giảm mức bồi thường.
  • Tư vấn thu thập chứng cứ chứng minh nhằm giảm mức bồi thường.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến các trường hợp người lao động phải bồi thường cho doanh nghiệp.  Điều quan trọng là tuân thủ các quy định và điều khoản trong hợp đồng lao động, cũng như các quy định pháp luật liên quan để tránh vi phạm và phải chịu trách nhiệm bồi thường. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ  TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG qua Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.6 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết