Luật Lao Động

Tách doanh nghiệp thì có phải lập phương án sử dụng lao động không?

Tách doanh nghiệp thì có phải lập phương án sử dụng lao động hay không? là vấn đề được người lao động và doanh nghiệp quan tâm. Tách doanh nghiệp là một trong những hình thức cơ cấu lại doanh nghiệp. Việc tách doanh nghiệp phải thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định và đảm bảo quyền lợi của người lao động. Một số trường hợp, công ty buộc phải cho thôi việc một số lượng lớn người lao động khi cơ cấu lại. Vậy sẽ được Luật sư của Chuyên tư vấn luật phân tích cụ thể trong bài viết dưới đây.

Sử dụng phương án lao động khi tách doanh nghiệp

Sử dụng phương án lao động khi tách doanh nghiệp

Khi tách doanh nghiệp có cần lập phương án sử dụng lao động?

Khoản 1 Điều 43 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

Như vậy, việc tách doanh nghiệp cần phải xây dựng phương án sử dụng lao động khi có ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động. Nghĩa là không phải mọi trường hợp tách doanh nghiệp đều phải lập phương án sử dụng lao động mà nó phụ thuộc vào 2 yếu tố chính:

  • Một là, số lượng người lao động;
  • Hai là, việc chia tách có ảnh hưởng đến nhiều người lao động

Do đó, trong trường hợp việc chia tách không ảnh hưởng đến nhiều người lao động thì không cần lập phương án sử dụng lao động.

Nội dung phương án sử dụng lao động

Phương pháp sử dụng lao động

Phương pháp sử dụng lao động

Theo quy định Điều 44 Bộ luật Lao động 2019, phương án sử dụng lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
  • Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
  • Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
  • Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

>> Xem thêm: Nội dung trong phương án sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu

Người lao động bị thôi việc khi tách doanh nghiệp thì được hưởng quyền lợi gì?

Trường hợp người lao động bị chấm dứt việc làm theo phương án sử dụng lao động khi tách doanh nghiệp, người lao động sẽ được nhận trợ cấp mất việc làm (khoản 3 Điều 43 Bộ luật Lao động 2019).

Cụ thể:

  • Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm;
  • Cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;
  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;
  • Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

Như vậy, người lao động cần lưu ý vấn đề nêu trên để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình khi bị mất việc làm.

Luật sư tư vấn về lập phương án sử dụng lao động sau khi tách doanh nghiệp

Luật sư hỗ trợ tư vấn lập phương án sử dụng lao động

Luật sư hỗ trợ tư vấn lập phương án sử dụng lao động

  • Tư vấn xây dựng phương án sử dụng lao động đúng luật;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động;
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp lao động;
  • Tư vấn các khoản chi phí chi trả cho người lao động;
  • Soạn thảo các văn bản, tài liệu cần thiết trong quá trình tố tụng tại Tòa án;
  • Luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.

Việc tách doanh nghiệp là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Người sử dụng lao động cũng cần có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi và tạo điều kiện cho người lao động trong quá trình tách doanh nghiệp. Bài viết trên của Chuyên tư vấn luật đã giúp quý bạn đọc giải đáp được thắc mắc rằng khi tách doanh nghiệp thì người sử dụng lao động có phải lập phương án sử dụng hay không cũng như là các khoản chi phí mà doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả. Nếu Quý bạn đọc còn vướng mắc nào khác, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư tư vấn luật lao động hỗ trợ.

Bài viết liên quan phương án sử dụng lao động có thể bạn quan tâm:

4.5 (11 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 731 bài viết