Luật Lao Động

Tư vấn xây dựng phương án sử dụng lao động ở Cần Thơ

Tư vấn xây dựng phương án sử dụng lao động là phương án hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng một bản kế hoạch về việc điều chỉnh người lao động nhằm sắp xếp, phân công lao động một cách hiệu quả. Cũng như, khắc phục các rủi ro và bảo vệ lợi ích cho người lao động. Nhiều chủ doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc về khi nào cần phải xây dựng phương án, quy trình và phương thức thực hiện như thế nào?

Tư vấn xây dựng phương án sử dụng lao động ở Cần ThơXây dựng phương án sử dụng lao động

Khi nào cần xây dựng phương án sử dụng lao động?

Theo khoản 3, khoản 4 Điều 42 và khoản 1 Điều 43 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động yêu cầu phải xây dựng phương án sử dụng lao động khi:

  • Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động;
  • Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động;
  • Trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động có nghĩa vụ xây dựng phương án sử dụng lao động trong các trường hợp được kể trên.

>>>Xem thêm: Trường hợp nào được xem là thay đổi cơ cấu, công nghệ tại doanh nghiệp

Quy trình xây dựng phương án sử dụng lao động

Theo khoản 2 Điều 44 Bộ luật Lao động 2019, khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Ngoài ra, phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

Tuy nhiên, ngoài quy định trên thì pháp luật không có quy định cụ thể nào về quá trình xây dựng phương án sử dụng lao động trong từng trường hợp phải xây dựng phương án sử dụng lao động riêng.

Theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 07/2018/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trình tự xây dựng phương án sử dụng lao động về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần diễn ra như sau:

  • Bước 1: Rà soát, lập danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa;
  • Bước 2: Căn cứ vào thực trạng lao động của doanh nghiệp, phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 3 – 5 năm tiếp theo, doanh nghiệp cổ phần hóa tiến hành phân loại toàn bộ người lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và lập danh sách;
  • Bước 3: Trên cơ sở danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt đồng lao động hoặc phải nghỉ việc, doanh nghiệp cổ phần hóa rà soát, phân loại theo thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp cổ phần hóa theo thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp;
  • Bước 4: Căn cứ quy định pháp luật về lao động, chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, doanh nghiệp cổ phần hóa phân loại, rà soát thời gian làm việc; dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động; tính toán chế độ và tổng hợp nguồn kinh phí dự kiến để giải quyết chế độ đối với người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác.
  • Bước 5: Thực hiện công khai, minh bạch phương án sử dụng lao động, tổ chức lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể người lao động, người lao động tại Hội nghị người lao động bất thường;
  • Bước 6: Chốt danh sách người lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; tổng hợp, hoàn thiện phương án sử dụng lao động để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy,  Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 07/2018/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có thể dùng để tham khảo cho quá trình xây dựng phương án sử dụng lao động.

Xây dựng phương án sử dụng lao độngXây dựng phương án sử dụng lao động

Tư vấn xây dựng phương án sử dụng lao động tại Cần Thơ

Phạm vi dịch vụ

  • Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phương án sử dụng lao động phù hợp;
  • Đại diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết;
  • Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Phương thức thực hiện

  • Tiếp nhập hồ sơ, tài liệu của doanh nghiệp để định hướng xây dựng phương án lao động;
  • Tư vấn, hỗ trợ cung cấp thông tin về các vấn đề pháp lý có liên quán đến phương án sử dụng lao động;
  • Xem xét, đánh giá về phương án lao động của doanh nghiệp đã thực hiện;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo phương án sử dụng lao động;
  • Tư vấn, hỗ trợ trong quá trình thực hiện phương án sử dụng lao dộng;
  • Tư vấn, hỗ trợ gửi văn bản kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động.

>>> Xem thêm: Nội dung trong phương án sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu.

Tư vấn phương án sử dụng lao độngTư vấn phương án sử dụng lao động

Xây dựng phương án sử dụng lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động, ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp lẫn người lao động lẫn. Trong bài viết trên đã nêu ra các trường hợp yêu cầu xây dựng phương án sử dụng lao động cũng như quy trình thực hiện. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn thêm về luật lao động thì khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ thêm một cách chi tiết và hiệu quả.

>>Bà viết liên quan về tư vấn lao động có thể bạn quan tâm:

4.7 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết