Luật Lao Động

Hướng dẫn quy trình giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương

Vấn đề giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn là vấn đề phổ biến trong thị trường lao động hiện nay. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ hết được những quy định về thủ tục, thẩm quyền cũng như hướng giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương. Do đó, những vấn đề trên sẽ được Chuyên Tư Vấn Luật giải đáp đến Quý người đọc thông qua bài viết dưới đây.

Giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương

Quy định của pháp luật về tiền lương

Về khái niệm tiền lương

  • Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
  • Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
  • Ngoài ra, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được nhỏ hơn mức lương tối thiểu vùng.
  • Và người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với người lao động làm công việc có cùng giá trị.

Cơ sở pháp lý: Điều 90 Bộ luật Lao động 2019

Về nguyên tắc trả lương

  • Trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn.
  • Trường hợp không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
  • Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Cơ sở pháp lý: Điều 94 Bộ luật Lao động 2019.

Về hình thức trả lương

  • Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
  • Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
  • Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Cơ sở pháp lý: Điều 96 Bộ luật Lao động 2019.

>>> Xem thêm: Công ty không trả lương thì kiện ở đâu

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tiền lương

  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định hiện nay là: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án Nhân dân.
  • Trừ trường hợp giải quyền tranh chấp lao động tập thể về lợi ích không có sự tham gia của Tòa án Nhân dân.

Cơ sở pháp lý: Điều 187, 191, 195 Bộ luật Lao động 2019.

>>> Xem thêm: Khiếu nại công ty không trả lương như thế nào?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tiền lương

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tiền lương

Thủ tục giải quyết tranh chấp về tiền lương

Thương lượng trực tiếp

Về mặt khách quan, khi xảy ra tranh chấp về tiền lương, cá nhân hoặc tập thể người lao động có thể tự mình thương lượng trực tiếp với người sử dụng lao động để giải quyết vấn đề về tiền lương.

Đây là giai đoạn đầu tiên giải quyết tranh chấp giữa hai bên mà không có sự hiện diện của bên thứ ba trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp.

Hướng giải quyết này mang ưu điểm hơn so với các hình thức khác là do không mang tính rập khuôn pháp lý hay nói cách khác nó mang tính linh hoạt và ít tốn kém hơn nhằm tạo cho các bên tự do thỏa thuận với nhau, để hai bên có thể hiểu nhau hơn mang thái độ thiện chí hợp tác.

Hòa giải

Thủ tục hòa giải trong tranh chấp lao động là thủ tục được áp dụng trong giai đoạn thứ hai sau khi các bên thương lượng không thành.

Đối với tranh chấp cá nhân: Khi có tranh chấp phát sinh và không thương lượng được thì các bên có quyền gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Hòa giải viên lao động cấp huyện. Quá trình hòa giải là quá trình bắt buộc nhưng trừ một số trường hợp không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

Trường hợp hai bên không chấp nhận thỏa thuận thì hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Và nếu không chấp nhận hoặc một bên triệu tập lần 2 vẫn vắng không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lập biên bản giải quyết không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động và bản sao biên bản được gửi cho 02 bên trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày lập biên bản.

Đối với tranh chấp lao động tập thể: Cũng tương tự như tranh chấp lao động cá nhân đều hòa giải bởi hòa giải viên lao động. Ở đây, hòa giải tại cơ sở được tiến hành để giải quyết tranh chấp lao động tập thể và nó là thủ tục bắt buộc trong mọi trường hợp mà không có sự ngoại lệ nào.

Cơ sở pháp lý: Điều 188 Bộ luật Lao động 2019.

Giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài

  • Khi một trong các bên có yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp
  • Các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Lao động 2019.

Cơ sở pháp lý: Điều 189 Bộ luật Lao động 2019

Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án

  • Đối với tranh chấp lao động cá nhân: Có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 trong trường hợp hòa giải không thành hoặc không hòa giải theo đúng thời gian luật định.
  • Đối với tranh chấp lao động tập thể: Trường hợp các bên không đồng ý quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn giải quyết thì các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Cơ sở pháp lý: Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về tiền lương là bắt đầu từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Nhưng thời hiệu yêu cầu của mỗi giai đoạn là khác nhau cụ thể:

  • Hòa giải viên lao động: 06 tháng
  • Hội đồng trọng tài: 09 tháng
  • Tòa án: 01 năm

Cơ sở pháp lý: Điều 190 Bộ luật Lao động 2019.

Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương

  • Tư vấn các vấn đề phát sinh về tranh chấp lao động tiền lương (thủ tục khiếu nại, tố cáo, thủ tục hòa giải, hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại, bảo hiểm…).
  • Soạn thảo đơn khiếu nại, tố cáo, thủ tục hòa giải và các hồ sơ liên quan đến thủ tục khởi kiện đối với từng tình huống cụ thể.
  • Trực tiếp tham gia với tư cách người đại diện ủy quyền giải quyết, liên hệ cơ quan có thẩm quyền.
  • Trực tiếp tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Dịch vụ Luật sư tư vấn

Dịch vụ Luật sư tư vấn tranh chấp lao động

Nếu không thể giải quyết vấn đề thông qua các phương tiện hòa giải, bạn có thể quyết định đệ trình khiếu nại đến cơ quan phù hợp, chẳng hạn như cơ quan quản lý lao động hoặc tòa án. Điều này yêu cầu bạn chuẩn bị tài liệu cần thiết và tuân thủ các quy trình và thời hạn đệ trình. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật lao động chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

5 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết