Luật Lao Động

Khiếu nại công ty không trả lương như thế nào?

Khiếu nại công ty không trả lương như thế nào? Khi người lao động không được CÔNG TY trả lương theo như quy định của Bộ luật lao động 2019 thì người lao động không được TRẢ LƯƠNG có thể nộp đơn khiếu nại đến giám đốc công ty để kiến nghị về việc không trả lương. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Công ty không trả lương thì kiện ở đâu

Khiếu nại công ty trả lương

>>Xem thêm: Quy định pháp luật về làm thêm giờ?

Các nguyên tắc trả lương cho người lao động

Theo Điều 94 Bộ luật lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:

  • Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
  • Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Như vậy, hành vi không trả lương cho người lao động là vi phạm quy định của pháp luật. Việc trả lương đúng thời hạn là rất quan trọng bởi người lao động cần một khoản tiền để chi trả cho sinh hoạt thường ngày, việc chậm trả lương sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Người lao động khi không được trả tiền lương có thể thực hiện khiếu nại lên lãnh đạo công ty để lãnh đạo công ty có thể xem xét thanh toán đầy đủ tiền lương đúng hạn cho mình. Nếu công ty không thực hiện người lao động có quyền làm đơn gửi ra phòng Lao động Thương binh xã hội nơi công ty có trụ sở để yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết.

Nếu vẫn không giải quyết được người lao động có quyền nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án nhân dân quận huyện nơi công ty có trụ sở.

>>> Xem thêm: Người lao động bị khấu trừ tiền lương khi nào?

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động do không trả lương

Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật lao động 2019 thì thời hiệu xử lý hành vi không trả lương cho người lao động:

  • Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Xử phạt đối với người sử dụng lao động về vi phạm tiền lương

Đơn khiếu nại công ty không trả lương

Xử phạt vi phạm không trả lương cho người lao động

Hành vi bị xử phạt đối với người sử dụng lao động về vi phạm tiền lương

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

  • Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật Lao động;
  • Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
  • Trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động
  • Khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 102 của Bộ luật Lao động;
  • Trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật Lao động

Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động về vi phạm tiền lương

Nếu công ty có hành vi không trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn thì tùy theo mức độ công ty đó sẽ bị phạt tiền theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
  • Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Vai trò của luật sư khi khiếu nại công ty không trả lương cho người lao động

Làm gì khi không được trả lương

Luật sư hỗ trợ khiếu nại

  • Tư vấn luật lao động về quy chế lương, thưởng, bảo hiểm trong doanh nghiệp
  • Tư vấn về điều kiện, quy trình xử lý kỷ luật người lao động, đánh giá tính hợp pháp của quyết định xử lý kỷ luật lao động
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền
  • Soạn thảo đơn khiếu nại cho khách hàng theo mẫu đơn khiếu nại
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp

Trên đây là bài viết về Khiếu nại công ty không trả lương như thế nào? Bạn đọc còn thắc mắc gì về giải quyết việc công ty trông trả lương cho người lao động thì hãy liên hệ chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG chi tiết và nhanh chóng. Xin cảm ơn.

4.7 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết