Luật Hợp Đồng

Hợp đồng thương mại quốc tế mới nhất năm 2024

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các thương nhân có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau về quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế (international trade) nhằm trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia theo nguyên tắc trao đổi ngang giá. Bài viết sau đây sẽ phân tích để quý khách hiểu rõ hơn về hợp đồng thương mại quốc tế (sale contract).

Hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế

Căn cứ phát sinh của hợp đồng thương mại quốc tế

Theo Điều 1 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (viết tắt là CISG) quy định về trụ sở kinh doanh của các bên tham gia hợp đồng như là tiêu chí để xác định một hợp đồng là hợp đồng thương mại quốc tế. Nếu các bên tham gia hợp đồng có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau và thực hiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua lại giữa các quốc gia này thì hợp đồng được giao kết là hợp đồng thương mại quốc tế.

Hợp đồng thương mại quốc tế muốn có hiệu lực phải thỏa mãn điều kiện: chủ thể, nội dung, hình thức phải hợp pháp và phải được ký kết trên nguyên tắc tự nguyện.

Hiệu lực của hợp đồng thương mại xác lập tại thời điểm giao kết, chỉ trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Đặc điểm riêng biệt của hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế có những đặc điểm sau đây:

  • Câu hỏi về hợp đồng thương mại quốc tế có phải là một dạng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay không? Thì thực tế cho thấy, hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ…
  • Do đó, hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế là một trong những dạng của hợp đồng thương mại quốc tế.
  • Chủ thể ký kết ở nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý được xác định theo pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch, chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.

Các hình thức hợp đồng thương mại quốc tế

Hình thức hợp đồng được quy định rất khác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế.

  • Điều 96 của Công ước Viên 1980 quy định tôn trọng hình thức hợp đồng bằng văn bản;
  • Điều 27 Luật thương mại 2005 thì mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
  • Quy định này giúp các bên có thể tránh được được tối đa các hậu quả pháp lý bất lợi, những rủi ro và tranh chấp không đáng có cũng như các thiệt hại có thể xảy ra.

Điều khoản cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thương mại quốc

Đối tượng của hợp đồng

Tùy theo từng loại hợp đồng thương mại quốc tế mà đối tượng của hợp đồng sẽ khác nhau.

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Hàng hóa;
  • Hợp đồng cung ứng dịch vụ: Một công việc cụ thể;
  • Hợp đồng chuyển giao công nghệ: Bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, phần mềm máy tính, sơ đồ kỹ thuật…

Giá cả hàng hóa, phương thức và hình thức thanh toán

  • Điều 55 CISG và Điều 52 Luật Thương mại 2005 quy định giá được xác định theo thỏa thuận của các bên.
  • Giá cả hàng hóa trong hợp đồng thương mại quốc tế phải có đủ đơn giá, tổng giá (cả bằng số và chữ) và được thể hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu, hoặc của một nước thứ ba tùy hàng hóa, tập quán mua bán, vị trí, sức mua của đồng tiền và ý đồ của một trong hai bên.

Phương thức thanh toán và hình thức thanh toán như:

  • Người mua thanh toán trực tiếp cho người bán mà không thông qua bên thứ ba;
  • Ngân hàng thay mặt bên bán thu hộ một khoản tiền từ bên mua trên cơ sở hối phiếu và/ hoặc chứng từ giao hàng;
  • Ngân hàng phát hành Thư tín dụng (L/C) sẽ cam kết trả một số tiền nhất định hoặc chấp nhận Hối phiếu do người thụ hưởng ký phát, nếu người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán hợp lệ với nội dung quy định của Thư tín dụng.

Đảm bảo chất lượng và phương thức vận chuyển hàng hóa

  • Trước khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế cần tìm hiểu kĩ chỉ tiêu một số hàng hóa xuất khẩu để soạn thảo các điều khoản chất lượng hàng hóa tốt.
  • Địa điểm giao hàng được quy định tại điều 35 Luật Thương mại 2005 và Điều 31 Công ước viên Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), cảng bốc, cảng dỡ hàng hóa thì nên quy định cụ thể tên cảng.

Giải quyết tranh chấp và Luật áp dụng trong hợp đồng

  • Trong thương mại quốc tế, luật pháp và thực tiễn đều ghi nhận các bên có thể lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình.
  • Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án kinh tế thuộc tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tối cao giải quyết tranh chấp.
  • Có thể giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010

>> Xem thêm: Điều khoản cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế

Điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế

Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế song ngữ

Hợp đồng thương mại quốc tế song ngữ

Hợp đồng thương mại quốc tế song ngữ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM/ SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc/ Independence – Freedom – Happiness

—ooOoo—

SALES CONTRACT

HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

No.: …………….

Date: …………………………….. / Ngày: ……………………………..

Hereinafter we signed as follows:/ Chúng tôi ký tên dưới đây là:

BETWEEN/ Giữa:

[…ABC…]

Branch Code/ Mã số Chi nhánh: …………………………….

Address/ Địa chỉ: …………………………….

Tel: (+84)8 ……………………………. . Telex: …………………………….. Fax: ……………………………..

Mobile: (+84)……………………………. . Email: ……………………………..

Represented by/ Đại diện bởi: ……………………………. – Position/ Chức vụ: ….

Số tài khoản/ Bank Account No.: ……………………………. . tại Ngân hàng/ at Bank:…. – Chi nhánh/ Branch: …..

Swift Code: TPBVVNVX.

Hereinafter referred to as “Buyer”/ Sau đây gọi là “Bên mua”

AND/ Và:

[…XYZ…]

Company License No. (Code)/ Số Giấy phép: ……………………………..

Address/ Địa chỉ: …………………………….

Tel: ……………………………. Telex: …………………………….. Fax: ……………………………..

Mobile: …………………………….. Email: …………………………….

Represented by/ Đại diện bởi: ……………………………. – Position/ Chức vụ: ……………………………..

Số tài khoản/ Bank Account No.: …………………………….. tại Ngân hàng/ at Bank: …………………………….. – Chi nhánh/ Branch: ……………………………..

Swift Code: ……………………………..

Hereinafter referred to as “Seller”/ Sau đây gọi là “Bên bán”

It has been agreed that the Buyer buys and the Seller sells on the terms and conditions as follows:

Bên mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán với những điều khoản và điều kiện dưới đây:

ARTICLE 1: COMMODITY, QUALITY, QUANTITY AND PRICE/ĐIỀU 1: MÔ TẢ HÀNG HÓA, CHẤT LƯỢNG, SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

ARTICLE 2: SHIPMENT / ĐIỀU 2: GIAO HÀNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

ARTICLE 3: PAYMENT / ĐIỀU 3: THANH TOÁN

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

ARTICLE 4: PACKING AND MARKING / ĐIỀU 4: ĐÓNG GÓI VÀ BAO BÌ

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

ARTICLE 5: INSURANCE / ĐIỀU 5: BẢO HIỂM

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

ARTICLE 6: RESPONSIBILITY OF BOTH PARTIES/ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

ARTICLE 7: ARBITRATION/ ĐIỀU 7: TRỌNG TÀI

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

ARTICLE 8: AMENDMENT/ALTERATIONS/ĐIỀU 8: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

ĐẠI DIỆN BÊN BÁN                                                                           ĐẠI DIỆN BÊN MUA

Represented by Seller                                                                  Represented by Buyer

Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết tranh chấp

Đội ngũ luật sư chuyên tư vấn các lĩnh vực liên quan đến nội dung sau:

  • Xác lập hợp đồng phù hợp với pháp luật và thực tiễn;
  • Đánh giá rủi ro và đưa ra phương án trước khi tiến hành ký kết;
  • Cung cấp biểu mẫu và soạn thảo hợp đồng theo thỏa thuận;
  • Cung cấp dịch vụ đại diện theo ủy quyền tham gia đàm phán ký kết hợp đồng.
  • Đánh giá phân tích quyền lợi các bên trong hợp đồng;
  • Tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế.

Khi giao kết hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài thì các bên trong giao dịch phải đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng theo quy định điều ước quốc tế và quy định pháp luật nước của các bên. Giao kết hợp đồng phải thực hiện bằng văn bản phải đảm bảo sự thỏa thuận và ngôn ngữ được giao kết trong hợp đồng. Các bên có thể sử dụng dịch vụ Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa song ngữ để hỗ trợ việc giao kết. Nếu còn vướng mắc hãy liên hệ qua tổng đài 1900.63.63.87 để được Luật sư hợp đồng của Chuyên Tư Vấn Luật tư vấn cụ thể.

>> Tham khảo bài viết về hợp đồng thương mại quốc tế có thể bạn quan tâm:

4.6 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 713 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *