Luật Hợp Đồng

Phí thuê Luật sư bảo vệ tranh chấp hợp đồng tín dụng

Phí thuê Luật sư bảo vệ tranh chấp hợp đồng tín dụng hiện nay khá tương đối nhưng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân thì chi phí đó cần thiết. Theo đó, cần tìm luật sư có uy tín cho việc khởi kiện, đại diện tham gia tranh tụng để đảm bảo quyền lợi và tránh các trường hợp tổn thất không đáng có. Bài viết dưới đây của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ giải đáp các khuất mắc của bạn.

Phí thuê luật sư trong tranh chấp hợp đồng tín dụng

Phí thuê luật sư trong tranh chấp hợp đồng tín dụng

Các trường hợp tranh chấp hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là một dạng hợp đồng cho vay và về nguyên tắc sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về dân sự. Theo đó, tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng giữa bên vay và bên cho vay. Bên cho vay trong hợp đồng tín dụng phổ biến là ngân hàng.

Thực tế cho thấy, hiện nay các bên thường tranh chấp về quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng và tranh chấp về tài sản bảo đảm trong hợp đồng thế chấp kèm theo. Cụ thể:

Một là, các bên tranh chấp về hợp đồng tín dụng như:

  • Tranh chấp về việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt hợp đồng tín dụng;
  • Tranh chấp liên quan đến nợ gốc, nợ lãi, lãi suất;
  • Tranh chấp về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, hình thức bảo đảm, phương thức trả nợ…

Hai là, các bên tranh chấp tài sản bảo đảm tín dụng

Hiện nay, pháp luật dân sự quy định một số biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh. Theo đó, để có thể vay được một khoản vốn lớn thì bên vay sẽ phải vay theo hình thức bảo đảm tài sản. Khi tài sản bảo đảm không còn đảm bảo được nghĩa vụ chi trả khoản vay nữa và các bên không thể đàm phán lại được quyền lợi, nghĩa vụ theo hợp đồng thì sẽ phát sinh tranh chấp. Thực tế, một số tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm trong quan hệ cho vay mượn thường gặp như sau:

  • Tài sản bảo đảm không còn trên thực tế;
  • Giá trị tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm;
  • Một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau và xảy ra tranh chấp giữa các bên nhận bảo đảm;
  • Tài sản bảo đảm không thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm,…

Các trường hợp tranh chấp hợp đồng tín dụng

Các trường hợp tranh chấp hợp đồng tín dụng

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Thương lượng

Thương lượng là phương thức luôn được ưu tiên khi xảy ra tranh chấp, giữ mối quan hệ tốt đẹp cho cả hai bên. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp không có sự can thiệp của bên thứ ba. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đạt hiệu quả khi cả hai bên cùng đồng thuận và có thiện chí.

Hòa giải

Hòa giải là các bên cùng nhau thỏa thuận, bàn bạc để thống nhất cách giải quyết tranh chấp, bất đồng và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận.  Các bên có thể thông qua hòa giải viên để tiến hành việc giải quyết tranh chấp trên tinh thần thiện chí. Nghĩa là, các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật quy định.

Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp các bên có thể lựa chọn. Điều kiện quan trọng để được giải quyết tranh chấp bằng phương thức này là các bên phải có thỏa thuận. Theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Kết quả giải quyết bằng trọng tài được pháp luật bảo đảm theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.

Theo đó, khi sử dụng phương thức này sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho các bên cụ thể như sau:

  • Sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cho đôi bên bởi phương thức này chỉ có một cấp xét xử và Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm.
  • Tuy án phí cao nhưng xét dưới góc độ thương mại, thời gian còn quý hơn tiền bạc. Nhiều khi tiền không mua được thời gian.
  • Phán quyết trọng tài có giá trị tương đương bản án, có hiệu lực thi hành như 1 bản án.
  • Trọng tài thường thiên hướng các bên đến hòa giải trong thương mại, trọng tài có khả năng đánh giá phân tích và tư vấn cho các bên biết vị thế pháp lý của mình dưới… góc độ thương mại. Cho nên trọng tài là đơn vị giải quyết tranh chấp mà các thương nhân nên xem xét sử dụng.

Tòa án

Khi tranh chấp hợp đồng tín dụng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau được thì có thể khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 186, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Khi khởi kiện cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và xác định đúng thẩm quyền Tòa án giải quyết để nộp hồ sơ đúng nơi và được giải quyết nhanh nhất.

Vai trò của luật sư khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ khởi kiện khi tranh chấp được giải quyết bằng con đường Tòa án
  • Luật sư trực tiếp tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại Tòa án
  • Tư vấn các giải pháp pháp lý, đại diện tham gia giải quyết tranh chấp cho khách hàng khi sự việc được giải quyết thông qua phương thức thương lượng, hòa giải.
  • Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ khi sự việc được giải quyết bằng phương thức Trọng tài thương mại
  • Tư vấn tổng quan và toàn diện các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ vay mượn giữa các bên về quyền, nghĩa vụ và rủi ro thiệt hại.

Do đó, việc thuê luật sư giúp đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong các vụ việc tranh chấp. Bởi lẽ, với nền tảng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tế thì luật sư sẽ tiên lượng sự vụ, đề xuất giải pháp tối ưu nhất khi tham gia giải quyết tranh chấp.

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Phí dịch vụ luật sư bảo vệ khách hàng trong tranh chấp hợp đồng tín dụng

Phí dịch vụ luật sư bảo vệ trong tranh chấp hợp đồng tín dụng bao gồm:

  • Phí tư vấn ban đầu: Tư vấn sơ bộ trình tự, thủ tục, các vấn đề pháp lý cần giải quyết đối với tranh chấp về hợp đồng vay tài sản (Phí này sẽ được khấu trừ vào Phí tranh tụng/thủ tục trọn gói);
  • Phí thực hiện thủ tục trọn gói thì tùy theo tính chất sự việc đơn giản hay phức tạp mà sẽ có phí đặc thù riêng. Nếu các bạn đọc muốn được tư vấn và báo phí cụ thể thì có thể liên hệ đến tổng đài qua Hotline: 1900.63.63.87.

Ngoài ra, có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua tài khoản ngân hàng của công ty. Các bên có thể thỏa thuận về mức phí cụ thể cho từng đợt, khả năng tài chính, tính chất và mức độ của vụ việc. Đồng thời, giá dịch vụ sẽ không bao gồm thuế, lệ phí, phí Nhà nước mà khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chi phí thuê luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân là chi phí đáng đầu tư. Bởi lẽ, luật sư sẽ giúp bạn giành được nhiều lợi thế và tránh các rủi ro không cần thiết. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp tín dụng với ngân hàng hoặc còn vướng mắc xin liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu luật hợp đồng, giải đáp chi tiết.

Bài viết liên quan tranh chấp hợp đồng tín dụng có thể bạn quan tâm:

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 123 bài viết